Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Cá chuối đắm đuối vì con”

Cá chuối: Một loài cá nước ngọt (còn có nơi gọi là cá quả, cá lóc) rất chăm con. Nghĩa bóng: Cha mẹ chịu mọi khó khăn, gian khổ, quên mình vì con cái. Còn có câu: Cá chuối đắm đuối về con.

Chuyện kể:

Có đàn cá rồng rồng[1], sống ở ao. Chúng theo mẹ cá chuối đi kiếm ăn, nhưng vì ao nhỏ, cá lại nhiều nên thức ăn chả có mấy. Đàn rồng rồng đói quá cứ nhao nhao lên mặt nước, mà chả kiếm được gì.

Một hôm, có một con cóc ngồi trên bờ ao, thấy đàn rồng rồng nhịn đói, thương hại mới nói với cá chuối mẹ rằng:

– Ở trên bờ nhiều kiến lắm. Chị mà lên đây thì no cả tháng.

Cá chuối mẹ mới hỏi:

– Ở trên ấy, chị còn nhảy đi kiếm được, chứ như tôi, không chân không tay, bắt thế nào được chúng.

Cóc mới bảo:

– Kiến nó thích cái nhớt của chị lắm! Chị chỉ cần nằm ở trên bờ một lúc là chúng bu đến đầy. Chị tha hồ mà ăn.

Cá chuối nghe có lý, lại nghĩ đến đàn con đang đói được ăn kiến thì chúng lớn biết chừng nào. Nó đành liều thân, quăng mình nhảy lên bờ ao. Nó nằm đó giả chết. Một con kiến thấy mùi cá tanh, chạy đến, rồi hai con, ba con. Chỉ một lúc, đàn kiến báo hiệu cho nhau có một con cá chết nằm trên bờ, nên cả đàn bu lại, vừa dự tiệc tại chỗ vừa tính chuyện đưa mồi vào tổ.

Tuy bị kiến cắn đau, lại thêm lên cạn, da khô tưởng muốn chết, nhưng cá chuối mẹ vẫn nghiến răng chịu đựng. Nó đợi cho đàn kiến bu đầy mới quăng mình nhảy tõm xuống nước. Hàng trăm con kiến nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Đàn rồng rồng xúm lại, đớp thoả thích.

Cứ như thế, cá chuối mẹ lâu lâu lại tìm bờ nhảy lên kiếm thức ăn cho con bằng kiểu ấy. Nhưng một hôm, cá chuối mẹ nhảy lên quá xa bờ, nó lại chờ cho đàn kiến bu đến đông, da khô rộp cả, nó bèn vội vàng nhảy xuống. Nhưng lúc ấy, kiệt sức, nó giẫy lung tung. Đến khi tìm được ao thì cá chuối đã chết, nó chìm xuống tận đáy, đến chiều thì nổi lên. Biết chuyện cá chuối mẹ chết, con cóc thương xót mới nói rằng: Chị cá chuối này mới đáng thương làm sao, tận tình với con, đắm đuối vì con mà chết.

Lại nói đàn rồng rồng không thấy mẹ về, chúng bèn chia nhau đi kiếm mồi. Rồi chúng lớn lên, đến kỳ trưởng thành, nở trứng sinh con. Theo kế kiếm ăn của mẹ trước đây, chũng cũng nhảy lên bờ cho kiến bu, rồi cũng có con lại đắm đuối vì con như mẹ chúng, nên chịu chung số phận như mẹ.

Cá chuối nặng lòng vì con cho đến chết. Như truyện trên thì quả là loài vật cũng thấy rõ nghĩa vụ của mình. Chuyện này vừa là sáng kiến kiếm mồi cho con, vừa là cái nghĩa lớn để rồi phải hy sinh vì nghĩa cũng cam lòng.

Theo “Đi tìm điển tích thành ngữ” của Tiêu Hà Minh – NXB Thông Tấn

[1] Rồng rồng: cá chuối non mới nở.

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 10/Hết – Giang hồ Sài gòn xưa khác nay

Tác giả viết bài này từng bị giam tại chuồng cọp trại 7, khu C, Côn Đảo gần hai năm (từ giữa năm 1973 đến 30-4-1975). Trong số tám khu...

Tòa tháp xưa độc đáo bị lãng quên của Sài Gòn

Rất ít người biết đến sự tồn tại của tòa tháp xưa này, dù công trình chỉ nằm cách hồ Con Rùa nổi tiếng khoảng 100m. Trong khuôn viên Tổng...

Vẻ đẹp Huế, Đà Nẵng năm 1967

Những khung hình tuyệt đẹp về Huế và Đà Nẵng năm 1967 dưới ống kính người Mỹ Winfield Parks thực hiện sẽ khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Toàn...

Lịch sử Tây Ninh qua góc nhìn sử liệu

Kể từ khi địa danh Tây Ninh chính thức trở thành đơn vị hành chính cấp phủ vào năm 1836, đến nay Tây Ninh vừa tròn 180 tuổi. Bến xe...

Văn hóa phương tây dưới mắt một người Việt Nam bảy mươi năm trước

Nhắc lại và bàn qua một bài thơ của cụ Phạm Phú Thứ Đông phương nhật dĩ xuất, Tây thổ kê vị minh. Nha bãi tề chương phục; Quân tiền...

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và ca khúc “Rồi 20 Năm Sau”

Rồi 20 Năm Sau là ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng hợp soạn cùng Tấn An. Bài hát này còn có tên khác là...

Cuộc sống ở nông thôn miền Bắc năm 1987

Cùng xem loạt ảnh tuyệt vời về vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam năm 1987 được ghi lại qua ống kính của nữ phóng viên ảnh người Pháp Lily...

Lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến

Vài lời của người sưu tầm: Bài báo dưới đây của Phan Khôi, tôi sưu tầm và lưu giữ riêng đã 6-7 năm nay; để đưa tới bạn đọc dưới...

Nhà thờ Sài Gòn qua hồi ký của R.P.Parrel

Trong tác phẩm “Tôn giáo xứ Nam Kỳ” tập 2, P. Launay cho rằng trong số công trình tôn giáo tại thuộc địa, nhà thờ Sài Gòn chiếm vị trí...

Ảnh tư liệu quý về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội năm 1898, chợ Đồng Xuân 1931, Hồ Hoàn Kiếm 1938… là loạt ảnh tư liệu quý về Hà Nội xưa của các nhiếp ảnh gia Pháp. Loạt...

Theo dõi cuộc khảo cứu Văn hóa Óc Eo

Ngày 18 tháng mười hai năm 2012, cô Béatrice Wisniewski bảo vệ ở Nhà Á Đông, 22, Đại lộ Président Wilson, Paris 16, một luận án tiến sĩ về khảo...

Sự khác biệt trong cách gọi con đầu lòng giữa hai miền Nam-Bắc

Ở miền Bắc, con đầu lòng được gọi là con cả (anh cả, chị cả, thằng cả, con cả) trong khi ở miền Nam và miền Trung, con đầu lòng...

Exit mobile version