Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Cháy nhà mới ra mặt chuột”

Sự kiện cháy nhà làm cho chuột lộ mặt là một hiện thực làm cho người dễ nhận biết. Cũng từ hiện thực này mà suy ra theo hàm ý của thành ngữ là: Nhân khi có biến cố mới phát hiện ra tung tích của kẻ xấu, kẻ phá hoại, bộc lộ bộ mặt thật của kẻ giả nhân giả nghĩa.

Ngày xưa, khi tạo hóa mới sinh ra loài vật, mèo và chuột thân nhau lắm. Mèo và chuột cùng ở một nhà. Vốn hiền lành lại to xác hơn chuột nên mèo thường nằm co ro ở góc tủ, người cho gì ăn nấy. Còn chuột, vốn tính ranh mãnh, lại nhỏ bằng củ hành, nên cứ chui rúc vào các ngách, luồn lủi vào các đồ đạc lộn xộn. Khi chủ nhà đi vắng, chuột tha hồ quậy phá. Thức ăn dự trữ của người, nó ngang nhiên ngồi giữa đĩa mà ăn. Chán chê, nó còn tha cả vào hang để cho họ nhà chuột thưởng thức. Họ nhà chuột dài răng nhanh nên cứ ngứa răng là chúng gặm nhấm bất cứ thứ gì để cho cùn răng đi. Một hôm, người thấy quần áo bị cắn nát vụn, rờ đến cái tủ thì bị đục khoét thành lỗ. Nhìn quanh, người chẳng thấy gì ngoài con mèo đang vờn cái chổi. Giận quá, người mới xách tai mèo lên quở rằng:

– Chỉ có mày ở nhà. Cá kho, cơm nguội mày xơi hết. Áo quần thì nát tươm. Còn ai vào đây nữa.

Nói đoạn, người liền đánh cho mèo một trận đòn thừa sống thiếu chết.

Mèo tức quá, một hôm thấy lũ chuột ra chơi bèn quát mắng rằng:

– Đồ ăn hại làm càn. Vì bọn ngươi mà ta bị đòn suýt chết.

Chuột nhơn nhơn nói:

– Bác mèo ơi, chỉ vì thân bác to hơn chúng tôi nên không chui luồn được. Người đâu có nhìn thấy lũ chuột nhắt này bao giờ. Mà có thấy thì chúng tôi cũng nhanh chân tẩu thoát, sao mà người bắt được. Bác chịu đòn là phải.

Mèo càng giận vì mỗi lần chuột cắn phá là người lại đem mèo ra đánh. Mèo kêu oan xin người trừng trị lũ chuột nhưng người không tin, còn nói:

– Mày chỉ đổ vấy đổ vá, nào thấy chuột bọ gì đâu.

Thế là lại một trận đòn nữa giáng xuống đầu mèo.

Một hôm, chẳng may người sơ xuất thế nào để bén lửa lên mái gianh. Nhà cháy rừng rực, cháy hết cả đồ đạc. Lũ chuột chui trong hang, trong nghách nóng quá không còn chỗ ẩn nấp liền thục mạng chạy túa ra cả sân. Lúc này, người thấy chuột ra nhiều quá mới cho là mèo nói đúng. Mèo giận chuột bèn nhảy ra vồ lấy một vài con để thanh minh với người. Khi vồ được chuột, mèo ngửi thấy mùi thịt chuột thơm thơm, đang lúc đói bụng, bèn chén luôn một con. Thấy ngon, mèo vồ luôn mấy con chuột khác nữa. Từ đấy về sau, mèo cứ rình chuột để ăn thịt, vừa là để hả cơn giận vừa là được món ăn ngon.

Còn lũ chuột từ đấy thì sợ nhất cháy nhà rồi sợ cả mèo. Còn mèo thì cũng chẳng cần phải đợi cháy nhà nữa mà nó rình chuột ở khắp mọi nơi. Cho đến ngày nay, lũ chuột vẫn bảo nhau:

– Sợ nhất cháy nhà. Nhà mà cháy thì có mà phơi mặt ra chết, mèo nó tha hồ mà xơi.

Đời nay nhiều kẻ vẫn ném đã giấu tay, giả nhân giả nghĩa, giấu kín tung tích để hại người khác. Những kẻ như vậy rồi cũng có ngày bị lôi ra ánh sáng, bản chất xấu xa sẽ bị phơi bày. Quy luật “cháy nhà ra mặt chuột” là thế.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh – NXB Thông tấn

Một thời tiệm may Sài Gòn

Sài Gòn từng có một thời các tiệm may ăn nên làm ra. Không biết thuở hoàng kim của nghề thợ may khởi phát từ lúc nào nhưng vào thời...

Tại sao lại gọi là Ngã tư Ga? Ngã tư Ga ở đâu?

Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 19/25 – Nghi vấn về tiếng roi

Hồi tiền chiến, miền Nam có một bài tân nhạc rất thịnh hành, trong đó có một câu ca như thế nầy: Muôn năm xưa còn roi dấu Đã bảo...

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”?

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”? Tại sao không nói “làm một giờ”, “làm hai giờ” mà nói "làm một tiếng”,...

Thắc mắc tên gọi một số địa danh Sài Gòn

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Các món ăn ngon ở Đakao

Nói về văn hóa mà không nói đến các món ăn thì có phần thiếu sót, vì ăn uống cũng là một phần khá quan trọng trong đời sống văn...

Kỹ thuật hàng hải của người Việt xưa

1 – Văn-minh và Hàng-hảiNgười khen nâng lên, kẻ chê đạp xuống; sự đánh giá văn-hóa Việt-Nam cổ thời rất là khác-biệt. Đã có nhiều người cho rằng căn-bản của...

Không phải Nga và Mỹ, đỉnh cao chế tạo xe tăng là Israel

Mặc dù không phải là mẫu xe tăng được xuất khẩu rộng rãi và có tính phổ biến, nhưng Merkava là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực gần như...

Cách dùng họ và tên của các dân tộc Việt Nam

Nguyễn Khôi cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006...

Công trường xây dựng lăng Khải Định một thế kỷ trước

Lăng Khải Định được khởi công từ năm 1920 và 11 năm sau mới hoàn tất. Vua Khải Định mất năm 1925, khi nơi an nghỉ của ông còn dang...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên – Ai Lên Xứ Hoa Đào

Đà Lạt mệnh danh thành phố ngàn hoa, nơi đó, có nhiều loài hoa chỉ thích hợp với khí hậu lành lạnh cao nguyên. Giữa khung trời ngàn hoa, có...

Exit mobile version