Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thành ngữ “Chuồn chuồn đạp nước”

Câu thành ngữ ý nói về việc làm ăn lớt phớt, chiếu lệ qua loa cho xong chuyện, không sâu sắc, kỹ càng.

Chuồn chuồn đạp nước-Truyện Nguyễn Ngọc Tư | ĐỒNG HƯƠNG KONTUM

Chuyện kể:

Có cô chuồn chuồn nước sinh ra trên mặt nước, sống ở đó hai năm rồi mà vẫn chẳng hơn gì loài bọ gậy gọng vó. Chuồn chuồn buồn lắm. Đến năm thứ ba, đôi cánh mỏng trong suốt của nó mới bắt đầu mọc ra. Chuồn chuồn lấy làm sung sướng lắm, mới nói với con gọng vó:

– Ta có đuôi dài, lại có đôi cánh đẹp. Ta chẳng thèm sống ở dưới ao tù này nữa. Ngày mai ta tạm biệt gọng vó, ta dành cả cho anh cái ao.

Gọng vó nói:

– Chị sống ở ao lâu ngày, chớ có quên nơi mình sinh ra. Mai chị bay đi, chắc cuộc đời làm chuồn chuồn của chị cũng chỉ vài ba tháng nữa. Đời ngắn ngủi, vậy chị cố mà về thăm chúng tôi.

Vào một buổi sáng đẹp trời, cô chuồn chuồn từ dưới ao bắt đầu cất cánh bay lên. Nó cứ bay lượn mãi trên cao, rồi sà vào vườn cây. Đôi cánh mỏng và nhẹ của nó lướt đi, đem theo thân hình nó với hai con mắt to và cái đuôi dài cũng nhẹ làm sao. Nó cứ bay, bay mãi, du lịch khắp đó đây. Nó vừa bay, vừa ăn thịt con mồi, hễ thấy con muỗi, con ruồi nào lảng vảng là nó há cái hàm ra mà đớp lấy.

Rồi cô chuồn chuồn cũng đến kỳ sinh nở. Trong cuộc hành trình vô định đó, chỉ có đến lúc này nó mới nhớ đến xứ sở của mình, nơi nó đã sinh ra. Nghĩ vậy, nó bèn chao mình xuống mặt nước, trong chốc lát lẹo cái đuôi xuống, đẻ ra bao nhiêu là trứng.

Có một con bọ nước thấy chuồn chuồn cứ chớp nhoáng như vậy, mới bảo:

– Chị đúng là người chẳng có tổ có tông. Đập nước như vậy thì có tích sự gì. Bằng không chị xuống đây, ao rộng, chị tha hồ mà tắm có thoải mái hơn không?

Chuồn chuồn mới nói:

– Tôi nhớ nước nhưng sà xuống đấy thì ướt hết cánh, làm sao bay được. Mặt nước vốn là nơi tôi sinh ra, bây giờ đến kỳ, tôi đẻ nhờ trên mặt nước vài quả trứng. chị trông giùm tôi với.

Nói rồi, nó lại chao xuống, chớp nhoáng, nhúng phần đít xuống mặt nước đẻ đến khi hết trứng.

Chuồn chuồn là loài sâu bọ cánh mỏng. Vòng đời không dài, chia làm hai giai đoạn, nhộng ở dưới nước ba năm, giai đoạn hóa chuồn chuồn hai đến ba tháng. Khi đẻ, nó lại đẻ xuống nước. Từ đặc tính của chuồn chuồn mà người ta vận vào đời sống. Ý nói rằng: Chẳng thiếu gì người được giao nhiệm vụ nhưng làm ăn cẩu thả tắc trách. Cái sự làm ăn được chăng hay chớ đó có khác gì con chuồn chuồn đạp nước mà dân gian đã chớp lấy ngắn cho con người.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh – NXB Thông tấn

Chữ Việt, chữ Nho và nguồn gốc của ngôn ngữ Việt

Con người vượt khỏi thế giới loài vật vì truyền thông được tình và ý cho nhau bằng ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ cá nhân có thể sống kinh nghiệm...

Sự phát triển của áo dài Việt Nam qua tranh vẽ

Từ 2000 năm TCN cho đến thế kỷ 21: sự “tiến hóa” của trang phục người phụ nữ Việt Nam qua nét vẽ quyến rũ và thú vị của Nancy...

Mão là thỏ hay mèo?

Tết Tân Mão ở Việt Nam là năm con Mèo nhưng ở Trung Quốc và một vài nước Đông Á khác thì lại là năm con Thỏ. Còn tại sao...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa phát cuồng

Dù đã bị cấm hơn 20 năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 7/25 – Trò chơi xí cột của các đại danh từ Mã Lai

Chúng tôi không biết ở Trung và Bắc có trò chơi xí cột hay không nên phải giải thích sơ qua vài dòng. Trò chơi thường xảy ra ở một...

Mặc Thế Nhân và sự ra đời của ca khúc “Trả Tôi Về”

Phải nói tôi là một trường hợp khá may mắn khi được gặp gỡ quen biết với nhạc sĩ Mặc Thế Nhân từ rất sớm. Thuở đầu thập niên 2010,...

Ý nghĩa và tục lệ Tết Nguyên Đán

I. Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán  Đã từng có nhiều định nghĩa về Tết Nguyên Đán của Việt Nam, tìm hiểu từ nguyên nghĩa xem Tết là gì. Nguyên là...

Trần Hữu Trang – Cuộc đời và tác phẩm

Soạn giả cải lương Trần Hữu Trang quê ở xã Phú Kiết, tỉnh Tiền Giang (trước đây là tỉnh Mỹ Tho, trước nữa là tỉnh Định Tường). Soạn giả là...

Barber pole là gì? Tại sao người ta lại trang trí cây đèn này trước tiệm cắt tóc?

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trước hầu hết các quán cắt tóc dành cho nam giới (barber shop) đều sẽ trang trí một chiếc đèn xoay nhiều...

Tết xưa của người Việt

Một cái Tết nữa sắp đến. Trẻ con vẫn háo hức vì đứa nào đứa ấy đều chờ đợi để được diện quần áo mới, được lì xì. Còn những...

Sài Gòn ngày mưa cứ ngỡ thu đang về

Không vồn vã vội đến nhanh đi như cái cách mà người ta vẫn thường nhớ về những cơn mưa bóng mây ở Sài Gòn. Thành phố phương Nam sắp...

Hồn quê qua cổng làng xưa

Đối với người Việt, nhất là ở các làng quê miền Bắc, từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến quê hương không ai không nhớ đến cái cổng làng....

Exit mobile version