Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thủ tục là gì?

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giảng: “Thủ tục: Những việc cụ thể phải làm theo một trận tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức (nói tổng quát)”. Vậy “thủ” và “tục” ở đây có nghĩa là gì?

Trước hết xin nói về “thủ”. Có lẽ vì định nghĩa có hơi mang sắc thái “chấp hành nghiêm ngặt trình tự” nên nhiều người đã suy đoán rằng “thủ” ở đây là từ chữ Hán 守, tức “bảo vệ”, cùng một chữ với “thủ” trong “cố thủ”, “phòng thủ”, “bảo thủ”… Tuy nhiên thực tế không phải vậy. “Thủ” trong “thủ tục” vốn viết bằng chữ 手, có nghĩa là “bàn tay”. Chữ này thường xuất hiện trong các từ Hán Việt chỉ những phương pháp cụ thể như “thủ thuật” (手術), “thủ đoạn” (手段), và tất nhiên có cả “thủ tục”. Ngoài ra, nó còn được dùng (theo lối hoán dụ) để chỉ người như trong “trợ thủ” (助手), “cao thủ” (高手), “tuyển thủ” (選手)…

Còn “tục” thì sao? Một lần nữa, dựa trên sắc thái “cộng đồng”, “được chấp hành bởi số đông” nên nhiều người đã liên tưởng đến “phong tục”, và cho rằng chữ “tục” trong hai từ này là một. Thực tế, “tục” trong “thủ tục” vốn được viết bằng chữ Hán 續 (dạng giản thể là 续), có nghĩa là “tiếp theo”, “tiếp tục”. Tất nhiên, đây cũng là “tục” trong “tiếp tục” (接續), “liên tục” (連續), “kế tục” (繼續)… Còn “tục” trong “phong tục” vốn có Hán tự là俗 có nghĩa là “thói quen”. Cũng nói thêm “phong” trong “phong tục” được viết bằng chữ Hán 風, với nghĩa đen là “gió” còn nghĩa bóng là “tục lệ”.

Tóm lại, “thủ tục” là một từ Hán Việt viết bằng hai chữ 手續, trong đó “thủ” (手) có nghĩa đen là “tay” còn “tục” (續) là “nối tiếp”, “liên tục”. Cấu trúc này có lẽ dựa trên thực tế người làm thủ tục phải tiến hành các quy trình luôn chân luôn tay mà ra.

Phong thủy Gò Công – Vùng đất sinh ra hai bà Hoàng nổi tiếng sử Việt

Là nơi hội tụ cuối cùng của dãy núi Trường Sơn và sông Cửu Long, đất Gò Công đã sinh ra hai bà Hoàng nổi tiếng trong sử Việt. Địa...

Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao?

Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục...

Tìm hiểu từ nguyên một số cặp từ Hán Việt

Trước hết thử xác định lại nguồn gốc người “Hán” hay “Hoa Hạ”.Tham khảo bản đồ thiên di của nhân loại ở châu Á, tài liệu gốc từ Đại học...

Cho Em Quên Tuổi Ngọc – Câu chuyện đằng sau một tuyệt tác của nhạc sỹ Lam Phương

Bài Cho Em Quên Tuổi Ngọc là một tuyệt phẩm của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào thập niên 1980 ở Pháp quốc. Bài hát đã lách thoát khỏi...

Chợ Đông Ba – nơi lưu giữ tinh hoa của xứ Huế

Chợ Đông Ba được coi là nơi lưu giữ những tinh túy văn hóa đặc sắc của Cố đô Huế. Tại khu chợ lâu đời này, du khách có thể...

Chuyện tình lá Diêu Bông

Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong...

Gia phả là gia bảo có đúng không?

Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một...

Gạo Nàng Thơm chợ Đào

Từ thế kỷ 19, dưới thời Minh Mạng, gạo Nàng Thơm chợ Đào đã được xếp vào danh mục những đặc sản phương Nam để tiến vua. “Gạo Cần Đước,...

Dòng họ Lý ở Hàn Quốc

800 năm đã qua, giờ đây có quá ít tư liệu về sự kiện lịch sử này. Những tư liệu hiếm hoi tìm được lại ít nhiều khác nhau về...

Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn…

Cô bạn (trẻ) tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà...

Tỳ Kheo nghĩa là gì?

Trên Kiến thức ngày nay, số 236, ông có nói về hai tiếng “tì khưu”. Tôi có đọc cuốn Tầm-nguyên từ điển của Lê Ngọc Trụ (1993) thì sách này...

Ông Táo lên chầu Trời

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia...

Exit mobile version