Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thượng/ Thướng và Hạ/ Há

Thơ Đường hay có những câu như:

 “Cố nhân Tây từ Hoàng hạc lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu…”

hay

“Dục cùng thiên lý mục

Cánh thướng nhất tằng lâu”.

Các chữ “hạ” và “thướng” có phải là “hạ” và “thượng” không? Nếu đúng vậy, sao không viết và đọc theo kiểu sau cho dễ hiểu?

Trước đây, chúng tôi đã có dịp viết rằng “Trong tiếng Hán, một số chữ có thể có những cách đọc khác nhau mà nghĩa không thay đổi. Nhưng thường thường, hễ âm của một chữ thay đổi, thì nghĩa của nó cũng thay đổi” (1) Nói một cách khác, tuỳ theo ngôn cảnh mà nghĩa của một chữ Hán phải ứng với một âm nhất định nếu nó là một chữ có nhiều âm mà những âm này lại không hoán chuyển với nhau được để cùng diễn đạt một (hoặc những) nghĩa nhất định. Đây cũng chính là trường hợp của mấy chữ mà bạn hỏi. Chữ 上 và chữ 下, nếu dùng để chỉ vị trí trong không gian (“trên”, “dưới”) thì đọc là thượng (chữ trước) và hạ (chữ sau) còn nếu dùng để chỉ động tác theo các hướng tương ứng (“lên”, “xuống”) thì lại đọc là thướng (chữ trước) và (chữ sau). Ít ra, theo thư tịch thì cũng là như thế còn trong ngôn ngữ bình thường người ta vẫn nói hạ mã (xuống ngựa) mà không nói “há mã”, cũng như vẫn nói thượng lộ (lên đường) mà không nói thướng lộ. Nhưng ngôn ngữ của những bài thơ chữ Hán, trong đó có những câu bạn đã nêu, thì lại không phải là ngôn ngữ bình thường mà là tiếng Hán văn ngôn, một ngôn ngữ bác học có những chuẩn mực chặt chẽ, nên việc phiên âm mấy chữ đang xét phải tuân thủ những quy định rành mạch của thư tịch cho phù hợp với phong cách bác học. Chính là theo tinh thần này mà khi phân tích chữ và nghĩa trong câu “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu, Trần Phò mới viết: “chính là chữ hạ. Ở đây nó là động từ, nên mới đọc ”. (2)

  1. Kiến thức ngày nay, số 176, Chuyện Đông chuyện Tây, tr. 48.
  2. “Thử tìm hiểu một bài thơ trong chương trình văn học lớp 10”, Kiến thức ngày nay, số 61, tr. 12.

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 4 – Trường Thi

Chòi canh
Chữ trường có ba nghĩa : a - "Trường" trỏ vào cái trường thi tức là một khu đất có rào xung quanh, bên trong có chỗ cho học trò thi và có nhà...

Công trường xây dựng lăng Khải Định một thế kỷ trước

Lăng Khải Định được khởi công từ năm 1920 và 11 năm sau mới hoàn tất. Vua Khải Định mất năm 1925, khi nơi an nghỉ của ông còn dang...

Tản mạn về phở Sài Gòn

Tản mạn về phở Sài Gòn
Phở là một đặc sản của miền Bắc, người ta cho rằng nó chỉ mới xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 1951-1952, cùng một thời gian với hai...

Sự ân hận của người con từng xấu hổ vì có mẹ làm nghề nhặt vỏ lon

Trong thời khắc đó, tôi vô cùng hối hận vì đã nặng lời với mẹ. Vỏ lon là nguồn sống của mẹ, là nguồn sống của tôi; chưa bao giờ...

Tỷ phú Sài Gòn xưa chơi ngông cỡ nào?

Ông Nguyễn Văn Hảo, một thương gia, tỷ phú ô tô của Sài Gòn xưa vì quá yêu cải lương đã mở nguyên một rạp hát lớn nhất, 1200 chỗ...

Những ngôi chùa cổ nổi tiếng đã biến mất ở Việt Nam

Đó là những ngôi chùa có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều lý do đã bị phá hủy hoàn toàn và không được khôi phục...

Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc

Gần một thế kỷ xâm lược Việt Nam, người Pháp từ chỗ còn lúng túng đã xây dựng được một nền giáo dục khá hoàn thiện. Năm 1858, Pháp nổ...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 2/10 – Ông chủ của những ông trùm

Nắm chắc tình hình của Tín Mã Nàm, A Chó kể với Đại Cathay rằng từ sau khi đọat vợ của tay đàn em Xú Bá Xứng, Tín Mã Nàm...

Ảnh về “chợ đen” Sài Gòn trước 1975

Gọi là “chợ đen” vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán “hàng PX Mỹ” – được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ...

Tiếng Việt Chữ và Nghĩa

Trên báo Việt Luận (Úc châu), số ra ngày thứ Sáu 28.8.1998, mục Tiếng Việt hải ngoại, có đăng bài ''Đọc lại một bài ca dao cũ'' của tác giả Nguyễn Hưng...

FED – Ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới hoạt động ra sao?

Chính phủ các nước và giới đầu tư trên toàn thế giới thường theo dõi sát sao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vì nhất cử nhất động của...

Con đường trung tâm thương mại của Sài Gòn ngày trước

Cũng như Catinat (Đồng Khởi) và Charner (Nguyễn Huệ), một số nhân vật để lại dấu ấn trên đại lộ Bonard (Lê Lợi ngày nay) như bác sĩ Theodose Dejean...

Exit mobile version