Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Từ nguyên của Christmas

Nhìn vào từ Christmas, ta dễ dàng nhận thấy nó có hai thành tố: Christ, mà ai cũng biết là dùng để chỉ Chúa Jesus, và mas là một biến thể của mass nghĩa là “lễ nhà thờ” và xưa còn có nghĩa là “lễ hội” nữa. Xin ngược dòng lịch sử của nó một chút.

Hình thức của mass (và –mas) trong tiếng Anh cổ đại là maesse, trong tiếng Anh trung đại là maesse, rồi messe masse, bắt nguồn từ tiếng La Tinh missa có nghĩa là “lễ nhà thờ” (từ này cũng cho ra tiếng Pháp messe, cùng nghĩa; nó cũng được phiên âm sang tiếng Việt thành mi-xa). Các hình thức cổ xưa đó của mass đều có thể thấy trong các hình thức cổ xưa của Christmas. Chẳng hạn, trong tiếng Anh trung đại, đó lần lượt là Cristes maesse, Cristes messeCristes masse rồi sau cùng là CristmesseCristmasse. Nếu cứ theo diễn tiến tự nhiên thì trong tiếng Anh hiện đại, hình thức kế tục của những hình thức trên đây phải là Cristmass. Nhưng ngày nay người ta lại viết thành Christmas, thêm “h” vào sau “C” và bớt đi chữ “s” cuối cùng.

Hiện tượng thành tố -mass mất đi chữ “s” cuối cùng còn được thấy trong tiếng Anh hiện đại ở các từ Lammas là ngày Hội Trái cây (những trái chín đầu tiên trong mùa) 1 tháng 8 và Michaelmas là ngày Lễ Thánh Michel 29 tháng 9. Chẳng hạn như hình thức của Lammas trong tiếng Anh cổ đại là Hofmaesse, trong tiếng Anh trung đại Hammaesse ” của Hlaf đã bị “mở” của maesse đồng hóa), rối LammesseLammasse. Lẽ ra ngày nay chúng ta phải có Lammass nhưng chữ “s” cuối cùng cũng rụng đi như trong ChristmasMichaelmas vì người ta không còn nhận thức được mới hệ giữa thành tố thứ hai trong những từ đó với xuất phát điểm của nó là từ mass nữa. Vì vậy mà ngày nay –mass đi liền sau Christ-, Lam- và Michael– đều trở thành –mas.

Còn chữ “h” được thêm vào sau chữ “C” là vì lý do sau đây: Hình thức của chữ Christ trong tiếng Anh cổ đại và tiếng Anh trung đại đều là Crist vì lúc bấy giờ người ta chỉ ghi theo âm mà thôi. Nhưng đến thế kỷ XVI, người ta lại muốn trở về với từ nguyên: vì thấy từ Crist là do tiếng La Tinh Christus mà ra cho nên người ta mới thêm chữ “h” vào sau chữ “C” cho trung thành với xuất xứ.

Cuối cùng, cũng nên nói thêm tại sao Christmas còn có thể viết thành Xmas. Như đã nói, Christ trong tiếng Anh là do tiếng La Tinh Christus mà ra. Thế nhưng chính tiếng La Tinh Christus lại là mượn từ tiếng Hy Lạp khristos, có nghĩa là “được bôi xức”. Trong tiếng Hy Lạp cổ đại hậu kỳ, từ này được viết hoa chữ đầu thành Khristos, mang cái nghĩa là “(Người) được xức (dầu thánh)” để chỉ riêng Chúa Jesus, Chữ Khristos là hình thức chuyển tự từ chữ cái Hy Lạp sang chữ cái La Tinh, trong đó hai chữ “Ch” La Tinh được dùng để ghi chữ “x” Hy Lạp (đọc là “khi”) mà chữ hoa viết là “X”, giống như chữ “x” in hoa trong bảng chữ cái La Tinh. Vậy, theo văn tự Hy Lạp, chữ “X”, tức chữ “khi” hoa, là chữ đầu của Khristos. Tiếng Hy Lạp Khristos đã cho ra tiếng La Tinh Christus, tiếng La Tinh Christus đã cho ra tiếng Anh Christ. Với cách hiểu như thế, người Anh bèn dùng chữ “X”, tức chữ “x” in hoa của họ, làm chữ “khi” hoa của Hy Lạp, mà tự dạng cũng là “X”, để viết tắt tiếng (âm tiết) Christ trong Christmas. Cách viết Xmas xuất hiện là vì thế.

Phố phường Hà Nội xưa

Từng là kinh đô của rất nhiều vương triều quân chủ, cho tới đầu thế kỷ 20, khi được người Pháp quy hoạch lại, Hà Nội còn được mệnh danh...

Khám phá mới về Dịch Lý và Ngũ Hành

Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại...

Các biện pháp tránh thai đáng sợ của Trung Hoa xưa

Phi tần bị bấm huyệt hậu môn, rửa chỗ kín bằng hoa nghệ tây; còn kỹ nữ thì uống thủy ngân là những cách tránh thai phổ biến thời phong...

Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang

Lời Tác Giả: Bài viết Bùi Giáng, Ðại Lão Cái Bang cho Giai Phẩm Xuân Bính Tý (1996) của tuần báo Tình Thương của nhà văn Lâm Tường Dũ (hiền...

Văn hóa Hà Nội xưa qua ảnh

Từ hơn 100 năm trước, các nhiếp ảnh gia thế giới đã nhìn thấy “những lớp văn hóa chồng lên nhau” trên 36 phố phường Hà Nội. Hà Nội nay...

Có hay không chuyện ông Bùi Viện sang Mỹ cầu viện?

Một trong những nguyên chân chính gây khó khăn cho người đọc sử trong việc tìm hiểu lịch sử nước nhà đó là tiếp cận được với tài liệu khả...

Vì sao chiếc áo cần có 5 cúc?

Ngày ấy, tôi là một thợ may nghèo, không có tay nghề nên chỉ dám mở một cửa hiệu nhỏ chủ yếu nhận đồ sửa chữa quần áo là chính....

Đám cưới ở Quảng Trị năm 1969

Hình ảnh đặc sắc về một đám cưới ở Quảng Trị năm 1969 do Jim Ritter, một sĩ quan thuỷ quân lục chiến Mỹ ghi lại. Những bức ảnh tôi còn...

Nước Pháp và chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

Nước Pháp nhận thức tầm quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa đối với phòng thủ Đông Dương, đã tiếp quản 2 quần đảo này với tư cách nhà nước bảo...

Nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam gồm có những gì?

Tìm hiểu cội nguồn các nghi lễ cưới truyền thống, bạn sẽ biết cách tinh giản các bước mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới...

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng...

Thầy bói Sài Gòn xưa

Mỗi năm, hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Trên phố đông người qua Năm nay đào lại nở Chẳng thấy ông đồ xưa...

Exit mobile version