Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Về địa danh Hà Nội

Địa danh “Hà Nội” có từ bao giờ và do ai đặt ra? Có phải là do Pháp? Trung Quốc có địa danh “Hà Nội” hay không?

Địa danh Hà Nội của Việt Nam ra đời năm Minh Mạng thứ 12 (1832). Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đã chép: “Đời Hùng Vương xưa là bộ Giao Chỉ, đời Tần thuộc nước của An Dương Vương; đời Hán là bộ Giao Chỉ; đời Tuỳ là quận Giao Chỉ; đời Đường là An Nam đô hộ phủ, bấy giờ mới đắp thành Đại La. Nước ta

nhà Đinh đầu đời Thái Bình gọi là đạo; nhà Tiền Lê, đầu đời Ứng Thiên gọi là lộ; nhà Lí đầu đời Thuận Thiên làm Đô thành, lại gọi là Nam Kinh, thành gọi là Thăng Long (trước gọi là Long Thành), phủ gọi là Ứng Thiên (…); nhà Trần đầu đời Thiệu Bảo đổi là Trung Kinh; thời thuộc Minh làm trị sở của ba ti phủ Giao Châu và gọi là thành Đông Quan (…). Năm Thuận Thiên thứ 3, đổi Đông Quan làm Đông Kinh; lại gọi là Trung Đô; đời Quang Thuận đặt phủ phụ quách của

Kinh thành, đổi phủ Ứng Thiên làm Phụng Thiên (…); từ đời Hiển Tông trở đi gọi là Đông Đô (đời Lê Hiển Tông gọi Thanh Hoa là Tây Đô, nên gọi thành Thăng Long là Đông Đô). Tây Sơn gọi là Bắc Thành. Bản triều năm Gia Long thứ 1, đặt Bắc Thành tổng trấn lãnh 11 trấn (…) Năm Minh Mệnh thứ 12 bỏ Bắc Thành tổng trấn, chia tỉnh hạt, đem huyện Từ Liêm thuộc tỉnh Sơn Tây đổi lệ vào phủ Hoài Đức, lại lấy 3 phủ Ứng Hoà, Lí Nhân và Thường Tín thuộc Sơn Nam đặt riêng làm tỉnh Hà Nội và đặt chức tổng đốc Hà-Ninh coi cả hai tỉnh Hà Nội và Ninh Bình (…)” (1)

Cũng Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đã chép về thành của tỉnh Hà Nội như sau: “Chu vi 432 trượng linh, cao 1 trượng 1 thước 2 tấc, hào rộng trên dưới 4 trượng, mở 5 cửa, ở địa phận hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Từ đời nhà Lê về trước, kinh đô đều đặt ở đây; lại có tên là thành Phụng Thiên, ở trong thành Đại La. Thành lâu năm sụt đổ, đến đời Tây Sơn, theo nền cũ đắp thành quanh từ cửa Đông Hoa đến cửa Đại Hưng; bản triều đầu đời Gia Long lấy làm lị sở của Bắc Thành (…) Năm Minh Mệnh thứ 12, chia tỉnh hạt, lấy thành này làm thành tỉnh Hà Nội năm thứ 16, cho rằng thân thành quá cao, giảm bớt đi 1 thước B tấc. Các đời Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị dùng thành làm sở bang giao”

Vậy địa danh Hà Nội không phải là do người Pháp đặt ra, Còn ở Trung Quốc thì cũng có địa danh Hà Nội, thuộc tỉnh Hà Nam, từ sông Hoàng Hà trở về Bắc (từ sông Hoàng Hà trở về Nam thì gọi là Hà Ngoại). Đời Hán đặt làm quận và lấy Hà Nội làm tên gọi.

  1. Bản dịch của Phạm Trọng Điểm, Huế, 1992, tập 3, tr. 160 – 161.

Những phiên chợ ở 3 miền Việt Nam qua bức ảnh đen trắng

Tùy bản sắc và đời sống người dân và mỗi nơi ở Việt Nam sẽ họp chợ hàng ngày hoặc theo phiên. Hình ảnh phiên chợ ở Việt Nam không...

Tại sao lại nói “(nói) nhát gừng” mà không phải là “nhát riềng”, “nhát tỏi”?

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên giảng nhát gừng là “(cách nói) từng lời ngắn và rời rạc, tỏ ý...

Cận cảnh Bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Theo các tư liệu lịch sử bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780). 82 tấm bia tương ứng với 82...

Phò mã có đơn giản chỉ là con rể hoàng đế?

Theo cuốn Chuyện Đông chuyện Tây: “Phò mã” là tước vị dành cho chồng của công chúa, tức con rể hoàng đế. Vậy theo bạn, tước vị này có đơn...

Đừng để “nóng giận mất khôn”

Câu chuyện của vị kiếm sĩ Samurai Hàng năm đến kỳ, Nhà Vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Vào một làng chài nọ có ông...

Giai thoại về ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn”

Hằng năm cứ mỗi dịp gần Noel, vào độ cuối đông tiết trời se lạnh, dường như đã trở thành thông lệ, chúng ta lại nghe thấy giai điệu quen...

Giai thoại về dân chơi tại cầu đi bộ đầu tiên tại Sai Gòn

Độc đáo kiến trúc, cầu Ba Cẳng còn nổi tiếng bởi lời kể về những tay anh chị từng đình đám tại Chợ Lớn xưa. Cầu Ba Cẳng xưa thuộc...

Nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam gồm có những gì?

Tìm hiểu cội nguồn các nghi lễ cưới truyền thống, bạn sẽ biết cách tinh giản các bước mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới...

Hai di tích Chàm ở Thừa Thiên Huế

Bóng tà dừng ngựa đứng, Man mác nổi hưng vong. Ngô Thế Lân Ai về Việt Nam đi xe hơi từ Nam ra Bắc chắc thế nào trên đường cũng...

Ngập Ngừng – Từ thơ đến nhạc: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

Từ lúc hình thành và phát triển, dòng nhạc vàng của Việt Nam có rất nhiều các ca khúc lấy cảm hứng từ các thi phẩm. Có nhiều trường hợp...

Họ của người Việt trong dòng lịch sử

Bắt nguồn từ chữ Hán “bách tính” được nói trại là “bá tánh”, nhiều người nghĩ rằng ở nước ta xưa nay chắc phải có đủ 100 họ! Thực ra...

Việc mãi nô dưới vòm trời Ðông Phố và chủ đất thật của vùng Ðồng Nai

Việc dùng nô lệ thì ở xã hội nào thuở xưa cũng có, chớ không riêng gì ở trong xã hội Việt Nam, nên xin bạn đọc chớ tức giận...

Exit mobile version