Theo cuốn Chuyện Đông chuyện Tây: “Phò mã” là tước vị dành cho chồng của công chúa, tức con rể hoàng đế. Vậy theo bạn, tước vị này có đơn giản chỉ là con rể hoàng đế?

Tất nhiên, phò mã không đơn giản chỉ là con rể, mà đây là tên của một chức quan dưới đời Hán (thế kỷ III TCN) phụ trách việc trông nom xe ngựa khi nhà vua đi ra ngoài. Cần lưu ý rằng dưới đời Hán, khi hoàng đế tuần du, các cỗ xe lập thành từng đội, trong đó xe hoàng đế là Chính xa, xe các quan thị tòng Phó xa.

Vì lý do an ninh, các xe đều giống nhau, không biết hoàng đế ngồi xe nào. Người chỉ huy các xe gọi là Phụ mã Đô úy – âm xưa là Phò mã.

Sang đến đời Tấn (thế kỷ III), sau một vụ Phụ mã Đô úy hành thích hoàng đế, vua Tấn Vũ Đế (Tư Mã Viêm) đã quy định chỉ con rể của mình mới được đảm nhiệm chức này. Từ đó về sau, các hoàng đế cũng áp dụng chỉ hoàng tế mới được phong Phò mã Đô úy, gọi tắt là Phò mã.

Như vậy, từ một chức quan coi ngựa cho nhà vua dưới đời Hán thì sang đến đời Tấn, chức quan phò mã đô uý trở thành tước vị để chỉ con rể hoàng đế.

Thông qua những ghi chép trong chính sử Trung Quốc, chúng ta biết rằng con rể nhà vua ban đầu được gọi là Hoàng tế.

Lưu bản nháp tự động

Ở Việt Nam, Phò mã Đô uý xuất hiện lần đầu tiên trong sách sử dưới triều Đinh (năm 971). Sự kiện này đã được Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép như sau: “Tân Mùi, [Thái Bình] năm thứ 2 [971]… Gả công chúa Minh Châu cho Trần Thăng, cho Thăng làm Phò mã Đô uý” (Trần Thăng là em của Trần Minh công – tức Trần Lãm).

Đặc biệt, trong lịch sử nghìn năm của nhà nước quân chủ Việt Nam có một người từng hai lần được phong là Phò mã. Đó chính là trường hợp của Dương Tự Minh – Phò mã của triều Lý. Dương Tự Minh, còn gọi là Đức Thánh Đuổm hay Cao Sơn Quý Minh. Ông là người Tày sống ở làng Quan Triều, tỉnh Thái Nguyên, từng được vua Lý Nhân Tông gả công chúa Diên Bình năm 1127, sau lại được vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung năm 1144.