Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ví dầu tình Bậu muốn thôi nghĩa là gì?

“ Ví dầu tình Bậu muốn thôi, Bậu gieo tiếng dữ cho rồi Bậu ra …”

Câu ca dao này ý nói cái thói nói xấu, kể tội nhau hay làm tổn thương hình ảnh của đối phương khi một mối quan hệ tình cảm bị rạn nứt là điều rất tệ hại nhưng vẫn được nhiều người ưa thích. Cho dù hiện tại mối quan hệ tình cảm giữa hai người không còn tốt đẹp nhưng chắc chắn là trong quá khứ ít nhiều giữa họ cũng đã có những thời khắc hạnh phúc, hoàn hảo. Người này cũng đã từng sống tốt với người kia và ngược lại. Không còn “ tình “ cũng còn “ nghĩa”, vậy thì Bậu đừng nên “gieo tiếng dữ” khi Bậu ra đi là một thái độ sống của một người trưởng thành và có văn hóa.

Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra cho khỏi tay ta
Cái xương bậu nát, cái da bậu mềm

Hay nói khác hơn đây chính là một hành động bêu xấu đối phương. Những người đã từng có tình cảm với nhau, đến khi buồn chán nhau thì lại nói những điều không tốt về nhau. Nói xấu đối phương để tìm kiếm thêm sự đồng thuận chia sẻ, hay chỉ là cái cớ để hợp thức những điều mình đang làm, lấy đó làm cách lý giải với mọi người xung quanh.

Chẳng hạn một cô có tình nhơn ở bên ngoài, về nhà chẳng biết làm sao bỏ chồng thế là đành kiếm đủ thứ chuyện để nói xấu chồng, hôm thì kể lể với người này, bữa thì tâm sự với người kia… để khi thấy mọi người có vẻ tin và cảm thông cho những những lý do mình nói thì lấy đó làm động lực để chia tay. Ông chồng ngao ngán mà rằng: “Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra…” là vậy.

Dị bản
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra, bậu lấy ăn mày
Nước sông gạo chợ, ngày rày khỏi lo!

Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy quan ba
Ta cầm bậu lại quét nhà nấu cơm

Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống, chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho ớt, kho hành
Kho ba lượng thịt để dành mà ăn

Khi một mối quan hệ tan vỡ thì dù là người ” muốn thôi ” hay là người ” bị muốn thôi” ít nhiều đều có những mất mát , đau buồn nhất định. Do vậy ” thôi ” một cách có văn hóa, có đạo đức là điều cần phải học để đừng chồng chất thêm đau khổ cho cuộc đời vốn dĩ nhiều phiền muộn này rồi . Mỗi người hãy tự kiềm chế mình, đừng gieo tiếng chì, tiếng bấc cho nhau khi những yêu thương ngày xưa đã như bát nước đổ ra không còn hốt lại được . Vì rằng những kẻ thích đi nói xấu người khác không bao đạt được mục đích là làm xấu đi hình ảnh của đối phương trong cái nhìn của người khác. Bởi lẽ thật là huyển hoặc nếu muốn làm giảm uy tín, danh dự của người khác bằng lời nói của mình, vì rằng giá trị bản thân của mỗi con người được xây dựng bởi chính họ mà thôi .

Từ Bình An – Thủ Dầu Một – Đến Bình Dương lục quận

Nam Kỳ chạy dài từ Biên Hòa đến mũi Cà Mau trên một diện tích rộng 65,000 km2. Dưới triều vua Gia Long Nam Kỳ có ngũ trấn. Từ triều...

Sài Gòn qua mô hình thu nhỏ của Jaume Torruella

Sa bàn Saigon Tết Nguyên Đán 1968 được tạo ra bởi Jaume Torruella. Mô hình thu nhỏ sắc sảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Cả một thành đô Sài...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 3 – Khảo quan

Thời Trần, Hồ, sử sách chép vài chi tiết về thi Hương nhưng không chép về việc cắt cử khảo quan đi chấm thi. Sang thời Hậu Lê tuy có,...

Họ của người Việt trong dòng lịch sử

Bắt nguồn từ chữ Hán “bách tính” được nói trại là “bá tánh”, nhiều người nghĩ rằng ở nước ta xưa nay chắc phải có đủ 100 họ! Thực ra...

Tha-La một địa danh lịch sử

Trên đường từ thành phố Sài Gòn đi tới cửa khẩu Mộc-Bài theo quốc lộ 22A, qua khỏi khu công nghiệp hiện đại Trảng-Bàng là đến trung tâm thương mại...

Chú Thoòn Mỳ Gõ

Hồi xưa, thức khuya học thi, tôi thường bị phân tâm không tài nào tập trung được mỗi khi nghe tiếng gõ Sực tắc rao mì của Chú Thoòn và...

Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn

Ông cố và ông nội tôi (cụ Nguyễn Đắc Tiêu) suốt đời ở trong ban Nhạc chánh của Nam triều. Đời bác tôi (ông Ngũ Vọng), làm Thị vệ cho...

Vì sao người ta nới “Trời đánh tránh bữa ăn”

Người ta vẫn thường nói “Trời đánh tránh bữa ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ câu nói “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”. Vậy nguồn gốc và hàm ý...

Ca-ve là gì?

Ca-ve là gì? ca-ve phiên âm của tiếng lóng cavert mà học sinh nam trường Pháp, ở Việt Nam những năm 50 của thế kỷ 20. Dùng để chỉ một...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 4 – Mua sắm máy bay

Thấm thoát đã tới ngày trọn đại. Bà con ở xa miệt Giá Rai, Cà Mau tới trước một ngày. Người nào thân thích ở trong các dãy nhà ngang...

Vì sao tha thứ không phải ban ơn cho người khác mà là tạo phúc cho chính mình?

Cuộc sống phức tạp với những va chạm, mâu thuẫn khiến ta khó tránh khỏi những lúc không hài lòng với nhau, gây tổn thương cho nhau. Tuy nhiên, người...

Tổ đình Giác Lâm – ngôi chùa lâu đời nhất Sài Gòn

Tồn tại gần ba thế kỷ, Tổ đình Giác Lâm vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm, là một thắng tích thu hút đông đảo người dân và du...

Exit mobile version