Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao gọi là “bồ tèo”, “bồ bịch”

“Bồ tèo” là một từ thông tục dùng để chỉ bạn hoặc người quen, thường ở một mức độ thân mật nhất định. Từ này rất thịnh hành vào những năm 90 và bây giờ vẫn được dùng tại nhiều địa phương? Nhưng không phải ai cũng biết xuất xứ của nó.

Theo nhiều tư liệu thì “bồ tèo” vốn xuất phát từ “pote” trong tiếng Pháp. Từ điển Cambridge (Cambridge Dictionary) có giảng: “Pote: friend, buddy”. Trang ThoughtCo giải thích chi tiết hơn: “The informal French noun un pote, …means buddy, chum, or mate. Generally, it means “friend”, but a close friend that you spend a lot of time with” (pote trong tiếng Pháp là một từ thông tục, …có nghĩa là bạn, bạn thân hay người đồng hành. Thông thường, nó có nghĩa là “bạn”, nhưng là một người bạn mà bạn đã dành rất nhiều thời gian với họ). Nghĩa này hoàn toàn khớp với “bồ tèo” trong tiếng Việt.

Có lẽ người Việt đã tiếp thu từ “pote” vào thời Pháp thuộc, biến âm thành “bồ tèo” rồi sau đó rút ngắn thành “bồ”, là một cách nói có thể dùng cho bạn (“bớt đi bồ ơi”) hoặc người yêu (“em có bồ chưa?”). Sau này do sự đồng âm với “bồ” trong “bồ thóc”, “bồ lúa” nên người ta mới ghép “bồ” với “bịch” (cũng là một vật để chứa đồ) tạo thành từ “bồ bịch”.

Ngoài ra nhiều người cũng đưa ra những giải thích khác cho từ “bồ”. Có người cho rằng “bồ” vốn là từ “bồ thóc, bồ lúa” thật vì đó là những thứ chứa lương thực, không thể thiếu đối với người dân, ví người yêu như “bồ” để nêu lên tầm quan trọng của họ. Ngoài ra trang Wikitionary có giải thích “bồ” bắt nguồn từ chữ Hán 補 mà âm hiện hành là “bổ”, nghĩa là “thêm vào”, như trong “bổ sung”, “bổ trợ”. Tuy nhiên hai giả thuyết này không hợp lý vì nếu vậy từ “bồ” phải được phổ biến từ xưa, nhưng thực tế ta thấy nó chỉ được ghi nhận trong các tư liệu từ khoảng thể kỉ 19, 20 mà thôi.

Do đó, chúng tôi vẫn đồng tình với giả thuyết cho rằng “bồ” bắt nguồn từ “bồ tèo”, rồi do đồng âm với “bồ thóc”, “bồ lúa” mà được ghép với “bịch” thành “bồ bịch”.

Ngôi chùa hơn 100 năm tuổi có kiến trúc Ấn Độ ở An Giang

Chùa Tây An nằm ở chân núi Sam đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Nằm ở chân núi Sam,...

Những chỗ sai và nói lại cho đúng một số vấn đề trong sử Việt

Tôi muốn nói về cuốn Hình Ảnh Bảo Đại, Các Chính Khách Quốc Gia Và Hội Nghị Hương Cảng 1947 (HABĐ) của Nguyễn Khắc Ngữ, do Nhóm Nghiên Cứu Sử...

Nguồn gốc của câu “Mặt người dạ thú”

Có xuất xứ từ câu “Nhân diện thú tâm” Trong cuộc sống, câu thành ngữ này thường được dùng để chỉ loại người có phẩm chất đạo đức kém, những...

Nghề Quay Ronéo nay còn đâu !

Kỹ thuật ronéo là một kỹ thuật in đã lâu Người ta lắp 1 tờ giấy Stencil vào máy đánh chữ (còn gọi là giấy sáp). Giấy này có 3...

Ngắm Sài Gòn xưa và nay đầy thú vị qua “trào lưu ảnh lồng ảnh”

Sài Gòn trong những tấm ảnh xưa và nay luôn gợi nhắc cho chúng ta nhớ lại một thời để hoài niệm, để trân trọng và giữ lại cho mình...

Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt – Viên ngọc kiến trúc của Việt Nam

Giới kiến trúc trong và ngoài nước đánh giá trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là công trình kiến trúc độc đáo hàng đầu trong số hơn 2.000 công...

Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì?

Chúng tôi chỉ nêu lên những việc làm đối những trường hợp người già yếu, mất tại nhà, theo phong tục cổ truyền. Trường hợp mất tại bệnh viện hoặc...

Bí ẩn ly kỳ về nhân vật được in trên lá bài K cơ

Nhiều người biết bộ bài tây ngày nay có nguồn gốc từ bài Tarot thời trung cổ, nhưng nhiều người không biết rằng lá K cơ đã tự sát từ...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 8/10 – Mối thù giữa Năm Cam và Lâm Chín ngón

Báo chí đã đăng nhiều bài nói về mối thù giữa hai tay giang hồ cộm cán này. Theo đó, Lâm Chín ngón luôn tỏ vẻ "khi dễ" Năm Cam...

Ngọc bất trác bất thành khí

Trong sách “Tam Tự Kinh” viết: “Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri nghĩa”. Một khối ngọc quý nếu không trải qua quá trình đẽo gọt, tạo...

Bánh Mì Sài Gòn Chấm Xì Dầu Đức

Bánh mì Sài Gòn nổi tiếng ngon nhất là bánh mì lò Trần Quang Khải, Q.1, gần ngã năm Trần Quang Khải, Nguyễn Hữu Cầu, Trần Khát Chân và Nguyễn...

Exit mobile version