Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao lại gọi là Ba, Má, Bố, Mẹ, Cha, Tía?

Tên gọi ba, má trong tiếng Việt là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ (linguistic universal) trên thế giới. Tiếng Bengal (ngôn ngữ chính thức của Bangladesh và một số bang vùng đông bắc Ấn Độ) gọi là baba, ma. Phương ngôn Quan Thoại (Trung Quốc) gọi là baba, mama. Tiếng Mãori của tộc người bản địa ở New Zealand gọi là papa, mama. Xa xôi như ở châu Phi, tiếng Swahili cũng gọi cha mẹ là baba, mama.

Tại sao lại có sự tương đồng giữa các ngôn ngữ trên thế giới về hai từ này? Một số nhà khoa học tin rằng “pa” và “ma” là những từ đầu tiên con người phát ra khi đứa bé bắt đầu bập bẹ nói. Theo đó, các nhà ngôn ngữ học của nhiều quốc gia trên thế giới đã có khuynh hướng tương đồng khi sử dụng âm thanh đầu tiên đó của đứa trẻ như là từ vựng dùng để gọi cha và mẹ. Do đó, chúng tôi cho rằng không cần phải gán hai từ “ba“, “” trong tiếng Việt xuất xứ từ nguồn gốc ngôn ngữ nào mà như chúng tôi đã trình bày ở trên, hai từ này là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ trên thế giới.

9 điều đừng bao giờ làm với cha mẹ

Ở Việt Nam, một số người dựa vào phần ngữ âm đã cho rằng ba, má là đọc trại từ tiếng Pháp Papa, Maman mà ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi người Pháp bắt đầu chiếm hoàn toàn Nam Kỳ Lục tỉnh vào năm 1867, thì vào năm 1898, từ điển Dictionnaire Annamite-Francais của J.F.M Génibre xuất bản vào năm này đã có ghi nhận hai từ “ba”, “má” rồi. Với khoảng thời gian khá ngắn như thế (chỉ tròm trèm 30 năm), thật không dễ gì người Pháp có thể áp đặt người miền Nam Việt Nam thay đổi cách xưng hô trong hệ thống thân tộc của mình.

Nhà nghiên cứu An Chi thì cho rằng “ba”, “má” là hai từ Việt gốc Quảng Đông. Còn hai từ Bố, Mẹ, ông cho rằng xuất phát từ hai nguồn gốc khác nhau. Trong khi Mẹ là cách gọi hiện đại, được biến âm trực tiếp từ từ “mère” trong tiếng Pháp có nghĩa  là “người phụ nữ có công sinh thành”; thì “Bố” lại là biến âm của từ “(1) – một từ gốc Hán 100%, có nguồn gốc từ từ “父” với phiên âm địa phương là “pē”, phiên âm chính thống là “Fù” – tương ứng với Phụ(2).

Sách “Lĩnh nam chích quái” có viết: “Long Quân dạy dân việc cày cấy, cơm ăn áo mặc, đặt ra các cấp quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng. Đôi khi trở về thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! sao không lại cứu chúng con” thì Long Quân tới ngay. Sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi”.

Biến thể của từ “” ngoài “Bố” ra còn có “Bọ” (Quảng Bình), hay một từ không có nghĩa là “Bố” nhưng rất gần với “Bố”, đó là “” (Vùng đồng bằng Bắc Bộ) chỉ người đầy tớ già, có quan hệ khăng khít với thiếu chủ (người chủ nhỏ) trong gia đình quyền quý trước kia giống như cha vậy.(3)

Ở đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ), người ta còn dùng từ cha hoặc tía để chỉ hoặc gọi người cha nữa. Hai từ này là biến âm của tiếng Trung Quốc “爹” (với phiên âm là “Diē”).

Chú thích:

(1) Từ “” trong “Bô lão”, thời phong kiến, cũng thường để chỉ những người đàn ông ở tầng cao trong dòng tộc, đồng nghĩa còn có “Phụ lão”.

(2) Ngày nay, khi người Hoa phát âm từ , ta nghe là phụ và phát âm này bắt đầu từ đời Đường. Còn thời Hán, từ  phát âm là bố (pē) mà nghĩa của nó cũng là …bố!

(3) Từ “” này khi vào miền Nam lại thành “Cha xứ”, “Cha đỡ đầu”. Người vùng Bắc Bộ trước kia coi trọng việc học, và thời phong kiến có ba mối quan hệ mà người con rất coi trọng: Bố-con, Thầy-trò, và Quân-thần. Bởi vậy mà có tục gọi “Bố” là “Thầy” (hiện vẫn còn dùng ở Thái Bình).

Vì sao âm lịch Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau một ngày?

Tùy theo tháng trong năm mà âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch nhau một ngày. Trong khi đó, tại Việt Nam đang tồn tại song...

Từ nguyên của hênh trong hênh xui

Về nguồn gốc của hai tiếng hênh xui (chúng tôi viết hênh với -nh cuối), tại bài “Một số từ gốc Hoa trong phương ngữ Nam Bộ”, tác giả Tầm...

Ngày về trong giấc mơ hoa

Số tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Giác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng trong số đó đã có 2 tuyệt phẩm là Mơ hoa và Ngày về. Đó...

Bộ Học thuở xưa

Ở nước ta thuở trước, guồng máy chính quyền quân chủ có “lục Bộ”. Ấy là 6 Bộ: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công. Còn Bộ Học – tương tự...

Cái chết và câu chuyện của Ngũ tổ Thiền Tông

“Sinh, lão, bệnh, tử” là quy luật của sinh mệnh con người. So với “lão, bệnh” thì “sinh” và “tử” có lẽ vẫn là điều vô cùng thần bí mà...

Phò mã có đơn giản chỉ là con rể hoàng đế?

Theo cuốn Chuyện Đông chuyện Tây: “Phò mã” là tước vị dành cho chồng của công chúa, tức con rể hoàng đế. Vậy theo bạn, tước vị này có đơn...

Chuyến xe đò cuối năm

Sự di chuyển trở nên càng ngày càng khó khăn nguy hiểm. Nay đắp mô, mai gài mìn! Thôi năm nay con khỏi về ăn Tết với Ba và các...

Những câu chuyện nhỏ đáng suy ngẫm về nhân sinh

Trong cuộc sống, đôi khi không phải chuyện gì chúng ta cũng có thể ngay lập tức thông suốt và thấu hiểu. Một số mẩu truyện về nhân sinh dưới...

Trường học ở Sài Gòn thập niên 1920

Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, trường Petrus Ký, Trung học Pháp – Hoa… ở Sài Gòn thập niên 1920 là tiền thân của các ngôi trường danh tiếng Sài...

Đàn Xã Tắc – Biểu tượng gắn kết lãnh thổ

Lễ tế Xã Tắc là một nghi lễ quan trọng ở nước ta dưới chế độ quân chủ. Trải qua các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến Nguyễn,...

Đi Tìm Ý Nghĩa Tích Cực Của Chữ “Hòa” 和 Trong Tôn Giáo

Trong sinh hoạt tư tưởng, người Ki-Tô giáo thường hay nhắc tới câu nói sau đây của một ngôn sứ trong Cựu Ước có lẽ là câu nói được truyền...

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Mồng tơi có phải là loại dây leo để nấu canh hay không?

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Vâng, mồng tơi ở đây đúng là một loại dây leo mà người ta dùng để nấu canh, tên khoa học là...

Exit mobile version