Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xử dụng hay Sử dụng ?

Xử dụng hay Sử dụng ? Gần đây trên diễn đàn có nhắc đến hai chữ sử dụng và xử dụng. Như chúng ta đều biết, đa số từ Việt ngữ là Hán Việt tức có gốc Hán tự. Chẳng hạn chữ “sử” hoặc “xử” của ta là 5 chữ Hán viết theo các bộ Khẩu – Nhân – Mã –  Hô – Mộc. Trước đây, các học giả Thiều Chửu và Đào Duy Anh đã phiên âm 3 chữ viết theo các bộ Khẩu –  Nhân – Mã là “sử” và 2 chữ viết theo các bộ Hô –  Mộc là “xử.” Các chữ thuộc 3 bộ Khẩu – Mã- Mộc đều có nghĩa rõ ràng riêng biệt nên chỉ còn vấn đề với 2 chữ viết theo bộ Nhân và bộ Hô.

Từ viết theo bộ Nhân được phiên âm là “sử” có nghĩa “sai khiến” hoặc “phỏng định” dẫn đến các thành ngữ như “giả sử”, “sử nhân dĩ dục”, “sử dân dĩ thời”… Hay chỉ một chức vụ như “thứ sử”, “ngự sử”… và biến âm thành “sứ” để có các từ “sứ thần”, “sứ giả”, “đại sứ”, “sứ quán”…Riêng từ viết theo bộ Hô phiên âm là “xử dụng ” bao gồm nhiều nghĩa như “thu xếp”, “sắp đặt”, “xét đoán”, “lo liệu”, “phân định”,“vận dụng”, “thể hiện”, “đối đãi…

Theo cách phân tích này, chúng tôi thấy không thể viết “sử dụng” vì ở đây không hàm nghĩa “sai khiến” như trong câu “sử nhân dĩ dục” là lấy lòng ham muốn để sai khiến con người hoặc “sử dân dĩ thời” dựa theo thời vụ mà sai khiến dân chúng. Chữ “xử” ở đây chỉ đơn thuần mang nghĩa “thu xếp”, “sắp đặt”, “vận dụng”… những thứ gì đang có trong tay mà thôi nên phải viết là “xử dụng” . Dù hiện nay rất nhiều người viết “sử dụng”, chúng tôi vẫn thấy cần viết “xử dụng”. (ngưng trích)

Nhưng mới đây, Bác sĩ Trần Văn Tích lại khẳng định viết “xử dụng” là sai. Trong bài “Tiếng Việt nạn nhân của Tiếng Quê Hương”, ông Trần Văn Tích giải thích như sau:

Muốn biết sử dụng đúng hay xử dụng đúng thì, như đã trình bày. Từ điển Từ Hải phiên thiết hai chữ “sử trong “sử dụng” và “xử” trong “xử sự” như sau:

*sử, 使 : sảng sĩ thiết; sư chỉ thiết tinh âm sử 史 (phiên thiết là sư + sĩ = sĩ; hoặc phiên thiết là sư + chỉ = sỉ, âm giống như sử).

*xử, 處 : xương dữ thiết (xương + dữ = xử).

tiengvietmenyeu

Những người không thông thạo ngôn ngữ học nhưng thích chủ trương viết đúng như xử dụng hay sử dụng đưa ra các kiến giải sau đây nhằm biện minh cho chủ trương của mình:

Có người nại cớ rằng phép phiên thiết là dành cho chữ Hán, sao lại có thể áp dụng cho tiếng Việt được? Họ cố tình quên rằng chẳng có ai mang phép phiên thiết áp dụng cho chữ nôm cho các từ Việt thuần túy. Phép phiên thiết chỉ có hiệu lực đối với các từ Hán-Việt vì lẽ giản dị các từ nôm na các từ thuần Việt không thể nào được các  từ điển chữ Hán ghi nhận. Không ai tìm cách phiên thiết hai chữ trùm chăn chẳng hạn vì các tài liệu tham khảo chữ Hán không ghi từ trùm cũng như từ chăn. Có người lại hồn nhiên bảo tôi nói sao thì tôi viết vậy. Tôi nói “xử dụng” thì tôi viết “xử dụng”. Họ quên rằng khi họ phát âm “xử dụng” là họ đã phát âm sai.

Phan Đình Phùng và giai thoại lịch sử

Phan Đình Phùng (1847-1895) là một nhà lãnh tụ cách mạng Cần vương vùng Nghệ Tĩnh. Ông người làng Đông Thái, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh....

Gia Định Báo

Bài thuyết trình ngày 8 tháng 12 năm 2018 - Tại “Triển lãm và hội thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký” ⦁ Mở Từ khi Ngô Quyền giành độc lập (939),...

Từ nguyên của HẺM & NGÕ

Nguồn gốc của hai từ “hẻm” và “ngõ” trong tiếng Việt? “Hẻm” và “ngõ” có thể được xem là một cặp đối lập về phương ngữ giữa tiếng Việt miền...

Những câu nói ý nghĩa làm thay đổi cuộc đời bạn

Những câu nói ý nghĩa về tình yêu và cuộc sống, chứa đựng bên trong là biết bao ý nghĩa, triết lý về cuộc sống, bạn chỉ mất vài phút...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 3 – Từ Vần K-N

K. - Kẹt xe trở thành ùn tắc, ách tắc. - Kết hợp, tổng hợp biến thành tích hợp. Hai chữ tích hợp không có trong từ điển tiếng Việt của miền Nam trước đây. - Khách trở thành khách mời....

Nam Phương hoàng hậu và những ngày cuối đời trên đất Pháp

Khi hay tin bà Nam Phương qua đời, vua Bảo Đại đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý giá nhất của người Pháp để an...

Không chiến mà thắng mới là cảnh giới cao nhất

Thời kỳ Chiến Quốc cách đây khoảng 2500 năm trước, danh tướng Tôn Tử (545 TCN – 470 TCN) đã để lại một bộ binh thư “Binh pháp Tôn Tử” có ảnh hưởng sâu...

Trăn trở về thực dưỡng

TRĂN TRỞ – Tôi biết tới Tamari Gò Công không phải từ con đường tơ lụa, cũng không phải từ những quyển sách dưỡng sinh của Tiên hiền Oshawa…mà từ...

Thời Vua Hùng không có ‘văn hóa đóng khố’

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ “văn hóa đóng khố” ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm...

Loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991

Hiệu thuốc của người Hoa, bến xe Chợ Lớn, nhà trọ ở đường Lê Quang Sung… là loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991 của nhiếp ảnh gia...

Tại sao gọi là Cù Là ?

Những người sống ở Saigon trong những năm xưa ở thập niên 1960 đều có biết đến dầu cù la màu xanh hiệu “Mac Phsu”. Dầu bạc hà “Mac Phsu”,...

Tại sao lại gọi là “Đêm năm canh, ngày sáu khắc”?

Năm “Canh” sáu “Khắc”, cộng lại mới chỉ mười một ?! Theo tính toán của người xưa, để tính thời gian trong một ngày và một đêm, người ta chia...

Exit mobile version