Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xuất giá và ở giá

Khi người con gái đi lấy chồng, ta nói người ấy “xuất giá”. Khi người con gái ở vậy không kết hôn, ta nói họ “ở giá”. Tại sao cùng là “giá” mà nghĩa lại trái ngược nhau đến vậy?

Trước hết xin nói về “giá” trong “xuất giá”. Đây là một từ gốc Hán viết bằng chữ 嫁 có nghĩa là “lấy chồng”. Ghép chữ này với “xuất” (出 – đi ra, ra ngoài), ta có “xuất giá” (出嫁) là “đi lấy chồng”. Đây cũng là “giá” trong “tái giá” (再嫁), tức “lấy chồng lần nữa” và “giá thú” (嫁娶) tức “việc lấy vợ lấy chồng; việc kết hôn” (từ điển Nguyễn Quốc Hùng). Lưu ý chữ “thú” (娶) ở đây không liên quan gì đến “cầm thú”, hay “thú tội”, mà chỉ có nghĩa là “lấy vợ”, để tương ứng với “giá” (嫁) là “lấy chồng”.

Các cô gái xưa, đến tuổi lấy chồng không chịu xuất giá sẽ phải ngồi tù, bị  ép hôn với bất cứ ai

Còn “giá” trong “ở giá” thì sao? Học giả An Chi đã chỉ ra một sự thật thú vị rằng: từ chính xác vốn phải là “ở vá”. “Vá” ở đây là một từ cổ đã được sử dụng rộng rãi ở Nam Bộ, sau do cách phát âm lẫn lộn “v”, “d”, “gi” của người nơi đây nên dần chuyển thành “giá” rồi phổ biến sang các vùng miền khác. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giảng: “Vá: 1. Lẻ loi, không vào bọn với ai cả: Con hát vá. 2. Độc thân, một mình, không có vợ hoặc chồng hay cặp vợ chồng chưa có con: Còn son vá. 3. Goá hoặc hoá, chết chồng hay chết vợ: Đàn bà vá, anh vá vợ”.

Như vậy “giá” (vốn là “vá”) trong “ở giá” không có liên quan gì đến “giá” trong “xuất giá” cả, và việc hai từ khác nhau mang nghĩa trái ngược cũng là chuyện thường tình.

(Tham khảo từ điển Hán Nôm, Chuyện đông chuyện tây)

Mấy lần thất thủ Kinh Đô

truongtiengay
Tròn hai hoa giáp xoay vòng, 120 năm chẵn, một trăm hai mươi năm không phải chỉ một lần mất Huế. Mỗi lần như thế, đều lưu lại một dấu...

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Chùa Linh Phong – ngôi chùa mang vẻ đẹp đậm chất Đà Lạt

Từ đỉnh đồi thông trong khuôn viên chùa Linh Phong, du khách có thể phóng tầm mắt để ngắm nhìn những khung cảnh thơ mộng của Đà Lạt từ trên...

Nghệ thuật Hát Văn và nghi lễ Hát Chầu Văn của người Việt Nam

I. Hát văn (chầu Văn) là gì ? Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt...

Chuyện đời của cầu Bình Lợi xưa

Thuở nhỏ tôi vẫn nghe vài câu chuyện về cầu Bình Lợi. Những câu chuyện đó không vui, toàn là chuyện tự vẫn vì thất tình, mang nợ ba`i bạc...

Nghệ thuật trang trí của người Việt cổ

Nói đến thời kỳ Hùng Vương đã có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả đã nghiên cứu và tìm hiểu, trong bài viết này xin đề cập đến...

Đồng dao và trò chơi trẻ con

Đồng dao, đồng diêu : câu hát chơi, con nít hay hát.  Đó là định nghĩa đơn giản nhất của Huình Tịnh Paulus Của, trong đại Nam Quấc Âm Tự...

Ba điều vui

Người quân tử có ba điều vui, tuy cho làm vua cả thiên hạ là sướng mà cũng không kể vào trong ba điều vui ấy được. Cha mẹ còn...

10 ẩn số không có lời giải trong lịch sử Việt Nam

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam tồn tại nhiều uẩn khúc mà có thể hậu thế sẽ không bao giờ giải đáp được. Các vua Hùng...

Những góc phố Hà Nội qua tranh của họa sĩ Phạm Bình Chương

Hà Nội hiện lên trong những bức tranh hiện đại nhưng vẫn yên bình, phảng phất nét cổ kính. Không ép uổng theo một lối Hà Nội phải cổ, hay...

Nhớ về Nam Phương Hoàng Hậu – Hương thơm miền Nam

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, người con gái đến từ phương Nam mang theo cả cái hương thơm miền Nam đã quyết định bước qua ngưỡng cửa hoàng...

Hoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975

Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn...

Exit mobile version