Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ý nghĩa tên gọi “khổ qua”

Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng”. Ở nhiều nơi, người ta đọc trại thành “ô qua” hay “đỗ qua”, nhưng chắc chắn tên gốc là “khổ qua”. Vì sao nói vậy?

Dễ dàng tìm hiểu được, “Khổ qua” là một từ Việt gốc Hán. Trong đó, “khổ” (苦) tự dạng gồm bộ thảo ở trên, chữ cổ ở dưới, nghĩa gốc là “đắng, vị đắng”, rồi phái sinh nghĩa ẩn dụ “cảnh cực nhọc, vất vả”. “Khổ” trong “nghèo khổ”, “khổ cực”, “đau khổ”, “khổ sở”, “khổ tâm”… trong tiếng Việt đều từ chữ “khổ” này mà ra. Ta lại có thành ngữ “khổ tận cam lai”, nghĩa gốc là “đắng hết thì ngọt đến”, nghĩa chuyển là “hết lúc cực nhọc sẽ đến lúc sướng vui”.

“Qua” (瓜) trong tiếng Hán vừa là bộ thủ vừa là chữ, có nghĩa là “dưa, các thứ dưa có quả đều là qua” (Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, tái bản lần 5, Thiều Chửu, Nxb Thanh Niên, 2010, tr.482). Trong tiếng Hán, có nhiều loại quả mà tên gọi đều có chung một chữ “qua” này. Chẳng hạn, “tây qua” là dưa hấu (còn được gọi là “dưa hồng”), “nam qua” là “bí đỏ” (miền Bắc gọi “bí ngô”), “mộc qua” là “đu đủ”, “đông qua” là “bí đao”, “ty qua” là “mướp”,“hoàng qua” là “dưa chuột”, “phật thủ qua” là “su su”,…

Nói về dưa mướp, ta có điển tích “qua điền lý hạ”. Điển này được rút gọn từ câu thơ “qua điền bất nạp lý/ lý hạ bất chính quan” trong bài Quân tử hành của Tào Thực, có nghĩa “đừng sửa dép ở ruộng dưa, chớ sửa mũ dưới cây mận” (vì nếu làm như vậy sẽ dễ khiến người khác nghi ngờ, thậm chí vu cho mình trộm dưa, mận). Điển này khuyên người ta cần thận trọng trong những hoàn cảnh nhạy cảm để tránh bị hiềm nghi, mang vạ. Truyện thơ Quam m Thị Kính có hai câu: “Ngán thay sửa dép ruộng dưa/ Dẫu cho ngay chết cũng ngờ rằng gian” là lấy ý từ điển tích này.

Phạm Tuấn Vũ

Sài Gòn những năm 1996 qua ống kính của Gysembergh Benoit

Quán kem Bạch Đằng, khách sạn Majestic buối tối, nữ “ninja” trên đường phố… là loạt ảnh đen trắng khó quên về Sài Gòn năm 1996 được nhiếp ảnh gia...

Vĩnh Long Xưa – Một địa chí văn hóa thu nhỏ của đất Nam Bộ

1. Vài nét về địa lý hành chính của Vĩnh Long xưa: Cũng như bao tỉnh miền Tây khác, Vĩnh Long vốn do đất phù sa cấu tạo, phì nhiêu...

Chân dung và trang phục các vị vua triều Nguyễn

Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu...

Thấy lợi quên nghĩa là đặc trưng của kẻ tiểu nhân

Trong lịch sử, rất nhiều nhân nghĩa chi sĩ “trọng nghĩa khinh lợi”, vì muốn thủ vững lương tri và chính nghĩa mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích bản thân....

Lòng người đen trắng

Lòng người đen trắng, việc đời đảo điên lắm nỗi trái ngang tai, trái mắt làm cho người ta không muốn trông, không muốn nghe, thậm chí đến không muốn...

Chuyện kể về bà Hoàng Hậu đầu triều Nguyễn

Gia Long (1802-1820) là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, trong thời gian trị vì ông đã phong Hoàng hậu cho hai bà phi của ông. Bà đầu tiên...

Về một số địa danh miền Nam

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó...

Sài Gòn những năm 50 qua ống kính người nước ngoài

Vẻ hoa lệ của Sài Gòn xưa không chỉ được người Việt biết đến, mà còn được người nước ngoài ngưỡng mộ. Điều đó được thể hiện qua những bức...

Tản Mạn Về O Huế

Bà xã của tôi là một cô gái Huế, nói theo kiểu Huế là một o Huế. Dù cho bây giờ o Huế của tôi đã phần nào không còn...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 14

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Phẩm trật ông quan, phẩm giá con người

Phẩm trật (1) ông quan là phẩm trật có một đời, phận (2) có, khắc có. Phẩm giá con người là phẩm giá lưu truyền trăm đời, tự mình không cố...

Sài Gòn – Trăm nhớ nghìn thương

Tôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với...

Exit mobile version