Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện cân bằng âm dương trong sinh hoạt của người Việt

Cổ nhân tin rằng vạn vật là có liên thông với nhau, đều mang đặc tính nào đó của vũ trụ. Bản thân cơ thể người cũng được coi như vũ trụ, có cân bằng âm dương, cũng có quy luật ngũ hành ứng với ngũ tạng.

Ăn uống chính là một sự tuần hoàn vật chất giữa con người và tự nhiên. Người xưa rất chú trọng việc ăn uống thế nào cho phù hợp với sự quân bình âm dương và sự diễn hóa của ngũ hành. Các món ăn của người Việt xưa cũng rất tương hợp với quy luật này.

Trong các món ăn dân gian của người Việt, gia vị được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau, như món ăn dễ gây lạnh bụng (tính hàn) buộc phải có gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại. Các nguyên liệu tính nóng (ấm) phải được nấu cùng nguyên liệu tính lạnh (mát) để tạo sự cân bằng cho món ăn. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe. Điều này cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ.

(Ảnh minh họa: amthucquan.vn)

Có rất nhiều ví dụ về vấn đề này, chẳng hạn:

Thịt vịt tính “lạnh”, thích hợp ăn vào mùa hè với nước mắm gừng, tính “nóng”.

Thịt gà và thịt lợn tính “ấm” thích hợp ăn vào mùa đông (trước đây thường khi đến Tết mới làm thịt lợn, thịt gà).

Thủy sản các loại từ “mát” đến “lạnh” rất thích hợp để sử dụng với gừng, sả, tỏi (ấm).

Thức ăn cay (nóng) thường được cân bằng với vị chua, được coi là “mát”.

Trứng vịt lộn (lạnh), phải kết hợp với rau răm (nóng).

Ngoài phối hợp các món ăn với nhau, quy luật âm dương trong món ăn còn thể hiện qua sự phối hợp thức ăn với mùa, chính vì thế dân gian thường có câu “mùa nào, thức ấy”.

Mùa hè, trời nóng (tính dương mạnh), trong bữa ăn của người Việt thường có đặc điểm là các món ăn thiên về tính “âm”, đó là các món rau, nộm, canh, dưa… đặc điểm các món này là nhiều nước và chua, có tác dụng thanh nhiệt, quân bình với nhiệt độ môi trường.

Mùa đông lạnh, người Việt có xu thế ăn các món ăn dương tính mạnh như xào, rán, rim, kho,… đặc điểm các món này là cho nhiều gia vị cay, nóng như ớt, hành, gừng, tỏi…

Ngoài ra quy luật cân bằng âm dương còn được thể hiện qua việc khám và chữa bệnh. Theo người xưa, tình trạng cơ thể bị bệnh này, bệnh kia, chính là sự mất cân bằng âm dương. Vì vậy, người ốm quá “âm” cần ăn đồ “dương”, và ngược lại người ốm quá “dương” cần ăn đồ “âm” để khôi phục lại sự thăng bằng đã mất. Ví dụ người sốt cảm lạnh thì ăn cháo gừng, tía tô, uống nước gừng, xông bằng lá sả, lá bưởi; người cảm nắng thì ăn cháo hành; người bị nhiệt miệng thì uống những nước có hàn tính mạnh như nước rau má…

Ngày nay, có nhiều món ăn nhanh và hấp dẫn, chúng ta có thể ăn mọi nơi, mọi lúc, nên tính cân bằng âm dương bị phá vỡ. Đó là một trong những nguyên nhân của nhiều thứ bệnh, chẳng hạn bệnh béo phì, dạ dày, ung thư… Nhưng dù là thời đại nào đi nữa thì ai ai cũng đều mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh, bởi “có sức khỏe thì có tất cả”.

Tháp đồ thức ăn được giới thiệu rất phổ biến nhưng không mấy ai thực hiện theo được, bởi sự tỉ mỉ phân chia từng loại thực phẩm nên khá bất tiện. Trong khi áp dụng triết lý âm dương vào món ăn lại rất đơn giản. “Thuận lẽ tự nhiên – Cơ thể khỏe mạnh”, những kinh nghiệm của người xưa thật phong phú và đáng học hỏi.

Dấu tích ngôn ngữ Nam Việt trong cổ thư Trung Quốc

Sách Thông điển của Đỗ Hữu 杜佑(1) thời Đường (801) 通典卷第一百八十四 – 州郡十四, có ghi chép như sau: “Tự Lĩnh nhi nam đương Đường Ngu Tam Đại vi man di chi quốc, thị Bách...

Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu giang

Chương XI: Đào Vĩnh Tế Hà Để cho con kinh được ngay thẳng, người ta đợi lúc ban đêm, rẽ sậy rạch hoang, dốt đuốc trên đầu những cây sào...

Cái ấm sứt vòi

Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi Cuộc sống rượu be sành chắp cổ (Hàn nho phong vị phú - Nguyễn Công Trứ) Về lại Sài Gòn, đi qua con...

Lịch sử phát triển nông nghiệp ở Việt Nam cổ đại

THỜI NGUYÊN THỦY: GIAI ĐOẠN HÁI-LƯỢM, THUẦN DƯỠNG VÀ TRỒNG LÚA RẪY (18.000 -5.000 năm) I. TỔNG QUAN Lịch sử trồng lúa là một đề tài lớn trong khi thông...

Quốc trưởng Bảo Đại ở Lạng Sơn năm 1950

Vào ngày 3/2/1950, cựu hoàng Bảo Đại, khi đó là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp đã đến Lạng Sơn để tham dự một lễ tưởng...

Gió chướng ở đồng bằng sông Cửu Long

Ở miền Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người đều có nghe nói tới hai chữ Gió chướng[1]. Từ “chướng” được dùng để mô tả loại gió này...

Hà Nội có diện mạo như thế nào trong các bản vẽ xưa?

Cuối năm 2018, Trung tâm Lữu trữ Quốc gia I (số 18 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức triển lãm Hoài niệm phố Hà Nội, giới...

Để phiền não trở thành chuyện tích cực hơn

Nước mềm mại mới có thể chảy ra tới biển sâu, vậy nên làm người biết thay đổi tâm thái, chuyển hướng trong tâm thì chuyện xấu cũng ắt sẽ...

Xóm Gà – Hoài niệm thương yêu

Vùng Sài Gòn -Gia Định có nhiều địa danh rất đơn giản, biều lộ tính mộc mạc, tả chân, có gì thì nói đó của dân Nam, rải rác khắp...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Những Chiếc Xe Mì Của Quá Khứ

Sài gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của...

Tìm hiểu hai chữ “cù là”

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi...

Exit mobile version