Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghêu ngao bún nghêu

Món bún ốc được sự ca tụng của nhiều người đàng ngoài. Ông nhà văn Duyên Anh nổi tiếng ca tụng: “Bát bún ốc nhiều màu sắc lắm. Màu sắc bắp chuối, màu sắc muống chẻ, màu diếp, màu húng, màu mùi, màu tía tô, màu cà chua, màu ốc bươu và màu bún.” May mà chưa có bài “Bún ốc đức tụng”. Cũng là nhuyễn thể, nhưng sao ta không thử bún nghêu?

Xin mượn ý của lão Honoré de Balzac để kể chuyện món bún này: “Không một người đàn ông nào nên cưới vợ cho đến khi anh ta đã nghiên cứu về giải phẫu và mổ xẻ ít nhất một người phụ nữ.” Ta hãy giải phẫu và mổ xẻ con nghêu trước khi ăn nó.

Bún nghêu Sài Gòn vs. bún ốc Hà Nội? Ảnh: Thu Nguyễn

Nghêu hay ngao cũng phải làm cho rạch ròi cái đã. Ông Paulus Của giải thích: “Nghêu: loại ngao lớn con; Ngao loại ốc ở dưới bùn, có hai miếng  vỏ khum khum.1 Trong Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức chỉ có từ ngao, không có từ nghêu theo nghĩa ông Paulus Của giải thích. Một đằng là tự vị Nam, một đằng là tự điển Bắc, có thể hiểu ‘nghêu’ là Đàng Trong và ‘ngao’ là Đàng Ngoài chăng?

Thói thường, ở chợ nghêu con lớn giá bao giờ cũng mắc hơn nghêu con nhỏ. Người sang thích mua nghêu lớn. Nhưng họ nào có hay tỷ lệ thịt nghêu to (19-21 con/kg) ít hơn tỷ lệ con nhỏ (45-50 con/kg) từ 12-13%. Thịt nghêu nhỏ ăn ngon hơn tuy đài THVL cho biết nghêu như con nghêu Nhà Minh có thể sống đến 450 tuổi mà các tế bào chưa có dấu hiệu lão hóa. Người dân Cần Giờ chỉ chọn ăn con nghêu nhỏ. Vậy, bún nấu bằng nghêu con nhỏ hẳn ngon hơn.

Tách vỏ một con nghêu, ta sẽ thấy nó có ba ‘miền’ (giống xứ ta!): đầu, khối nội tạng và chưn. Đầu có các cơ quan cảm giác và ‘não’. Não loài vật còn gọi là hạch. Hạch giúp cho nó nếm nước, có thể xác định xem thức ăn có ở gần đó không hoặc có đồng loại ở khu vực gần đó hay không (luôn luôn tốt để biết khi chúng sanh nghêu có khả năng sinh sản khơi khơi vì chẳng có tay chân gì để ôm nhau). Đó là cái thế cần có nhau của chúng. Chớ nghêu không biết tư duy, càng không có ý thức hệ, yêu cũng chẳng được. Vì ông Trời cho nó bắt đầu là cậu, lớn lên có thể ‘quyết định’ chuyển giới thành cô tự thân chớ không phải sang Thái Lan. Nói não là hạch thì chưn của nghêu cũng có não giúp chưn cục cựa, bám vào chỗ nào đó, tuy nó suốt đời ‘bất hành giả’…

Nghêu đi vào văn hóa nhiều nước khá sâu đậm. Ăn bún nghêu muốn ngon hơn, hãy mở bài Do The Clam của ông hoàng rock n’ roll Elvis Presley. Tranh nghêu, sách, phim truyện nghêu, nhạc về nghêu, ngôn ngữ liên quan đến nghêu (clam) ở Mỹ khá nhiều. Ở xứ Việt, tìm miết chỉ thấy có thành ngữ ‘câm như hến’, mà ông Paulus Của trong mục ‘ngao hến’ lại chú là ‘id.’, nghĩa là như nhau.

Nghêu cũng như hến chỉ mở miệng vì hai lý do: để ăn và để sinh sản. Còn thì nó sẽ đóng vỏ im ỉm nhằm tự vệ trước những sinh vật biển ăn thịt như sao biển thâm nhập vào thịt nó để ‘xơi tái’. Nếu bạn đã từng thử tách hai vỏ của một con nghêu sống, bạn sẽ thấy khó khăn như thế nào. Nghêu có khả năng giữ chặt ‘hai cánh cửa’ bằng các cơ rất khỏe. Tuy vậy có những lúc các cơ bắp ‘Schwarzenegger”2 ấy bị thử thách. Đó là lúc những sinh vật có đức nhẫn cực kỳ dễ sợ (không biết có nghe kinh Phật không) như sao biển muốn có một bữa tối với món nghêu ngon như món bún nghêu bài này.

Chúng ta ăn nghêu đơn giản. Một là đã được bà/ông bán nghêu cạy vỏ ra sẵn. Hai là về dùng lửa làm cho nó hết câm như hến, nghĩa là chịu mở miệng. Như đã nói, sao biển có đức nhẫn cao vòi vọi. Và cách ăn nghêu của chúng làm sáng cái đức nhẫn ấy. Đầu tiên sao biển leo nằm lên vỏ một con nghêu. Nó dùng các ống hút của một tay bám chặt vào một tảng đá gần đó kiểu như võ sĩ nhà nghề xuống tấn. Sao biển sẽ giữ hai mảnh vỏ nghêu bằng những ống hút khác và bắt đầu tách hai mảnh vỏ ra. Đúng là một trường hợp kéo co kinh điển, kết quả cuối cùng có một bên thắng. Bất chấp cơ bắp chắc khỏe của nghêu – chúng ta không thể dùng tay để tách, loài nghêu kiên trì bền bỉ. Trong thực tế, một con sao biển có thể kéo dài việc tách vỏ trong vài giờ, hoặc thậm chí vài ngày, cuối cùng chỉ cần hai vỏ chỉ cần tách khỏi nhau một chút,  con sao biển sẽ đẩy dạ dày của nó vào bên trong con nghêu. Dịch tiêu hóa của dạ dày làm cho con nghêu xấu số bị tiêu hóa ngay bên trong ‘nhà’ hai mảnh của chính nó. Đức kiên nhẫn của sao biển được tưởng thưởng bằng một bữa ăn ngon kể gì!

Nghêu nấu bún phải hấp trước bằng sữa nước hoàn nguyên (sữa tươi kiếm không ra đâu hoặc chỉ là sữa tươi giả). Nếu như bún ốc đi với lá tía tô, con nghêu đi với sả và một ít lát khế chua tạo độ thanh cho nước. Quan trọng nhất là lược sạn trong nước và rửa nghêu đúng pháp trước khi nấu để bớt sạn và cát. Nếu bạn có cái thú, vừa húp bún vừa húp từng miếng nghêu, khi nước dùng gần chín cho cả thịt lẫn vỏ vào rồi bắc xuống đúng lúc, để thịt nghêu khỏi bị dai. Không như bún bò Huế cầu kỳ và cầu chứng, bún nghêu chỉ cần loại sợi nhỏ của thành phố mới Thủ Đức là được. Thêm vài lát cà chua thật chín, ngò gai cho có màu sắc, cho thanh và thơm thêm nước dùng.

Phải chăng ” lời chào cao hơn mâm cỗ “?

Trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời", cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác,...

Trường học ở Sài Gòn thập niên 1920

Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, trường Petrus Ký, Trung học Pháp – Hoa… ở Sài Gòn thập niên 1920 là tiền thân của các ngôi trường danh tiếng Sài...

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? bao gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ...

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam – Chương 1/2

Với hơn hai trăm biểu đối chiếu sơ về ngôn ngữ Việt-Mã và nhiều khám phá mới lạ về thượng cổ 5000 năm của dân tộc Việt Nam. "Không có...

Sơ Lược Lịch Sử Giáo Dục Việt Nam (1954-1974): Dân Tộc, Nhân Bản, Khai Phóng

Bài nầy chỉ viết sơ lược về đường hướng giáo dục ở Việt Nam (VN) trong khoảng thời gian 1954-1974 (1974 là năm mà những tài liệu liên quan được...

Dấu tích khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Lĩnh Nam xưa

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc...

Nghiện rượu – Người Việt đang tự giết chính mình

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của bia rượu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, sự lạm dụng hai loại chất kích thích này có thể dẫn tới...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 15

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Đôi điều về Dạ Lữ Viện Saigon – Cholon

Ngày nay, người lớn tuổi, còn mấy ai nhớ được ở Sài Gòn từng có một Dạ Lữ Viện, cái biệt danh ấy chính là nơi thể hiện Cái tình...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Ca khúc “Em tôi” và cuộc tình dang dở của nhạc sỹ Lê Trạch Lựu

Nhạc sỹ Lê Trạch Lựu sinh ngày 6-9-1936 tại Hà Nội. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã sáng tác hơn 10 ca khúc nhưng nổi tiếng nhất...

Sài Gòn năm 1970 qua ảnh quý của cựu binh Mỹ

Những hình ảnh quý giá về Sài Gòn năm 1970 – 1971 do cựu nhân viên quân sự Mỹ John Hettish thực hiện. Đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ),...

Exit mobile version