Những bức ảnh dưới đây là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề “Đông Dương sâu kín” (L’Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản năm 1962. Chúng được các nhiếp ảnh gia người Pháp như Raoul Coutard, Jean Lhuissier, Pierre Ferrari, Guy Defive… thực hiện trước năm 1954 tại nhiều địa điểm khác nhau ở Đông Dương.

Phụ nữ H’Mông trên một cánh đồng thuốc phiện. Vào thời bấy giờ, nghề trồng và chế biến thuốc phiện đem lại cho họ các khoản tiền mặt lớn cũng như nhiều thứ hàng hóa của miền xuôi.
Trẻ em H’Mông đã biết lao động từ khi còn rất nhỏ.
Vẻ nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội.
Bức ảnh này cho thấy có thời điểm hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có tới hai chiếc cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cây cầu bên trái là cầu Thê Húc, cây cầu bên phải nhỏ hơn, được dựng sơ sài bằng các thân tre.
Ngày xưa miền Bắc còn có cả dịch vụ cà trắng răng ngay trên vỉa hè.
Nhiều cư dân Hà Nội thời thuộc Pháp đến từ các vùng nông thôn lân cận. Đối với người nông dân Việt Nam, thành phố là một thế giới chóng mặt, họ muốn khám phá, tìm tòi về nó.
Gánh hàng tào phớ trên đường phố.
Người đàn ông theo Công giáo và những bức tượng nhỏ.
Chiếu bạc ven đường. Các bộ bài Tây đã du nhập vào Việt Nam từ nước Pháp.
Người nông dân lỉnh kỉnh đồ nghề đi đánh giậm.
Những chiếc hũ dùng để đựng nước mắm chất thành đống cao tại một tỉnh Nam Kỳ.
Lễ hội đua thuyền.
Mùa nước nổi trên lưu vực sông Mekong.
Hình ảnh cầu Long Biên – cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám xưa kia.
Hình ảnh ven Hồ Tây xưa.
Ô Quan Chưởng.
Rue de la Concession (nay là phố Phạm Ngũ Lão).

Lê Nguyên tổng hợp