Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những sai lầm khi ăn tôm mà nhiều người mắc phải

Tôm là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể được nhiều người sử dụng trong các bữa cơm hàng ngày của gia đình. Nhưng nhiều người không biết rằng, trong một số trường hợp ăn tôm không mang lại kết quả tốt như chúng ta nghĩ, thậm chí còn không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm cực nguy hiểm khi ăn tôm, mời các bạn tham khảo.

Ăn tôm tái, sống

Trong tôm hay hải sản sống tiềm ẩn nguy cơ có ấu trùng giun. Vì vậy, người dùng sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi trùng, ký sinh trùng nếu ăn tôm sống hay chưa chế biến kỹ, kể cả nguồn nguyên liệu sạch. Để đảm bảo an toàn, khi chế biến hải sản, đặc biệt là tôm, cần đun sôi nước khoảng 4-5 phút.

Ăn quá nhiều tôm

Tôm là loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng nên nhiều người cho rằng, ăn nhiều tôm sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, acid béo, canxi,photpho, các chất khoáng…. nếu hấp thụ quá nhiều vào cơ thể sẽ gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Theo nghiên cứu, mỗi ngày người lớn chỉ nên ăn tối đa 100 gram tôm, còn trẻ em dưới 4 tuổi (tùy từng lứa tuổi) chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50 gram thịt tôm.

Ăn vỏ tôm

Vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, chính vì quan niệm này mà nhiều người thường cố gắng ăn cả vỏ tôm. Nhưng sự thật thì hoàn toàn khác, vỏ tôm không hề giàu canxi mà chỉ là chất kittin, thành phần tạo nên vỏ của các loại giáp xác mà thôi. Nếu ăn vỏ tôm, chúng sẽ bài tiết ra ngoài.

Nguồn canxi chính của tôm tập trung chủ yếu ở thịt, chân và càng.

Vì vậy, chúng ta đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì chúng chẳng có mấy canxi mà lại có thể gây hóc.

Ăn mắt tôm bổ cho mắt

Nhiều người cho rằng, mắt tôm chứa rất nhiều chất tốt cho mắt nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh được điều đó.

Thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu ăn đầu tôm đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của tôm nằm ngay trên đầu nữa. Chỉ nghĩ thôi bạn cũng thấy khó nuốt nổi rồi phải không.

Trong trường hợp, bị đau mắt đỏ, việc ăn tôm sẽ khiến cho tình trạng của chúng ta trở nên trầm trọng hơn.

Phụ nữ mới sinh con không ăn tôm

Nhiều người cho rằng, sản phụ sau khi sinh nếu ăn tôm sẽ bị lạnh bụng, đau bụng và người sinh mổ ăn tôm sẽ bị sẹo lồi.

Thực tế, việc bị sẹo lồi sau khi mổ là do cơ địa của từng người chứ chưa có nghiên cứu nào chứng mình việc ăn tôm ảnh hưởng tới vết sẹo cả.

Theo các chuyên gia, tôm rất giàu protein, giúp cho các sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, tôm còn giàu canxi nên khi người mẹ ăn tôm, con sẽ được cung cấp canxi qua sữa mẹ.

Nhưng ăn nhiều tôm có thể gây khó tiêu hóa, nên sản phụ sau khi sinh chỉ nên ăn với lượng vừa phải.

Người bị ho vẫn có thể ăn tôm nếu bỏ vỏ

Chúng ta đều biết, bị ho mà ăn tôm sẽ khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, nhưng nhiều người cho rằng chỉ cần bóc bỏ vỏ tôm thì sẽ không bị ảnh hưởng gì. Điều này là hoàn toàn sai lầm bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, điều này sẽ khiến tình trạng ho dai dẳng lâu khỏi.

Tốt nhất khi bị ho, chúng ta nên kiêng tôm cho đến khi khỏi hẳn.

Có thể nấu canh tôm cùng với bất kỳ loại rau, củ nào

Tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5, chất này không gây độc cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với vitamin C thì asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.

Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C như mướp đắng, rau ngót.. hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho… ngay sau khi ăn tôm.

Các bộ phận nên loại bỏ khi sơ chế tôm

Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ đen trên lưng tôm chính là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng. Khi tôm được nấu ở nhiệt độ cao, các vi khuẩn trong chỉ tôm sẽ chết nên nếu bạn có ăn đường chỉ này thì cũng không gây hại gì nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên,để đảm bảo món tôm sạch sẽ và đủ yếu tố vệ sinh hơn, bạn vẫn nên loại bỏ đường chỉ này.

Đầu tôm

Thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng bởi đây là nơi tập trung hầu hết các cơ quan nội tạng của tôm và cũng là nơi chứa chất thải của tôm, dễ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Độc tính của asen có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, bạn cần chế biến sạch và loại bỏ đầu tôm.

Bạn cũng nên chú ý quan sát vùng đầu khi mua tôm. Nếu màu đen trên đầu tôm đậm thì khả năng cao là con tôm đó bị nhiễm kim loại, các chất độc hại hay ký sinh trùng.

Tết Nguyên Đán

I- Tết Nguyên Đán: Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam; hay gọi ngắn gọn là Tết. Chữ Tết là do chữ tiết (thời tiết)...

Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam

Án sát : Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở...

Lịch sử của nghệ thuật nhiếp ảnh màu

Năm 1861, nhà vật lí James Clerk Maxwell đã công bố khám phá của ông về quá trình ba màu mà công nghệ nhiếp ảnh màu ngày nay vẫn được...

Mẹo chọn trái cây tươi ngon

Trái cây là loại quả không thể thiếu trong đời sống, nhưng chọn thế nào để mua được những quả vừa ngon mắt, ngon miệng lại an toàn là điều...

Trang phục Miền Nam năm 1935

Các hình vẽ của chuyên khảo trang phục người An Nam ở Miền Nam năm 1935 (Monographie dessinée de Indochine Cochinchine (năm 1935) Tome 2) Bộ Chuyên khảo bằng tranh...

Chuyện ở vườn chin nước Vệ

1. Hồ nước trước vườn chim nước Vệ bị một lũ diều hâu từ xứ lạ tới đóng cọc, giăng dây chuẩn bị làm tổ định cư lâu dài. Chim...

Lịch sử trồng lúa Việt Nam

1. TỔNG QUAN Nguồn gốc và phân bố cây lúa luôn là đề tài tranh luận nóng bỏng của các nhà khoa học và khảo cổ học thế giới. Tuy...

“Mẹ ơi cứu con vịt nhé!

Nếu bạn hỏi tôi, điều gì trên đời này cảm động lòng người, khiến kẻ ác phải hoàn lương, kẻ thù phải thành bạn. Xin được trả lời rằng đó...

Tuổi Sửu là tuổi con gì?

Trong 12 con giáp (Thập nhị chi) thì Sửu là con giáp đứng thứ hai, sau Tý trước Dần. Ở Việt Nam, người tuổi Sửu thường tự nhận là tuổi...

Đền Lý Bát Đế ở Bắc Ninh thập niên 1920

Đền Lý Bát Đế hay đền Đô được vua Lý Thái Tông cho xây vào năm 1030, là ngôi đền quan trọng nhất của nhà Lý. Cùng xem loạt ảnh...

“Mèn đét ơi” là gì?

"Mèn đét ơi" là một cụm từ dân gian thường được dùng để bày tỏ sự ngạc nhiên, kinh ngạc hoặc bất ngờ trước một tình huống bất thường, khó...

Chữ “nhậu” có từ đâu ?

Trong quyển “Nghiên cứu điền dã – 150 năm hình bóng Sài Gòn”, tác giả Tam Thái giải thích rằng chữ “Nhậu” là một từ Saigon cổ, có nghĩa là Uống, dân...

Exit mobile version