Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vịt nấu măng cực ngon với cách làm đơn giản tại nhà

Vịt nấu măng là món ăn ngon phù hợp trong các bữa cơm gia đình hoặc tụ tập bạn bè. Hãy cùng tìm hiểu cách làm món vịt nấu măng này để cùng thưởng thức hương vị đặc trưng của nó.

Cách làm vịt nấu măng tươi 

Nguyên liệu:

– Thịt vịt: 1kg

– Măng tươi: 500g

– Hành tươi, hành khô, gừng, mùi tàu (ngò gai)

– Gia vị: Muối, bột canh, hạt nêm, đường, mắm.

Sơ chế nguyên liệu:

– Dùng muối chà sát vào thịt vịt rồi rửa sạch lại để khử bớt mùi hôi của vịt. (Có thể thay muối bằng rượu và gừng thì vịt sẽ sạch hơn).

– Vịt chặt thành miếng vừa ăn, sau đó ướp với 2 củ hành khô băm nhỏ, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe bột canh, 1 muỗng hạt nêm, trộn đều để 15-20 phút cho thấm gia vị.

– Măng cho vào luộc sôi 5 phút, khi luộc mở nắp nồi, rồi mang ra rửa sạch. Sau đó luộc lại lần 2 làm như lần 1 để khử độc tố trong măng. Tiếp theo bạn xé bỏ phần già và xé thành sợi, cắt thành khúc vừa ăn.

Các bước làm vịt nấu măng

– Cho vịt đã ướp vào nồi xào cho thịt săn lại, rồi đổ khoảng 1 lít nước cùng 1 miếng gừng vào đun sôi vịt khoảng 15-20 phút. Khi đun hớt bớt bọt để nước vịt trong hơn.

– Trong khi đun sôi vịt, bắc chảo lên bếp phi thơm hành, rồi cho măng vào chảo đảo đều cùng 1 muỗng bột canh, 1 muỗng hạt nêm, múc thêm 2 muôi nước dùng ở nồi nấu vịt xào cùng khoảng 10 phút.

– Đổ chảo măng xào vào nồi vịt, cho thêm nước và đun sôi tiếp khoảng 10 phút, nếm gia vị cho vừa. Cho hành lá và mùi tàu (ngò gai) cắt khúc vào rồi tắt bếp.

Tham khảo thêm cách làm vịt nấu măng khô

– Tương tự như cách làm trên, chuẩn bị 100g măng khô rồi ngâm nước ấm, tước sợi nhỏ(hoặc thái miếng) rồi cho vào nồi luộc sơ sau đó rửa sạch.

– Bắc chảo lên bếp phi thơm hành rồi cho thịt vịt đã ướp vào xào săn. Tiếp đến cho măng khô vào xào cùng.

– Thêm 1 bát tô nước vào đun, nêm nếm gia vị vừa miệng. Đun nhỏ lửa đợi đến khi thịt vịt mềm rồi cho hành tươi, mùi tàu cắt khúc vào là được.

Tìm căn nguyên của cuộc khủng hoảng trí tuệ ở Việt Nam

Người giỏi bỏ nước ra đi, ai muốn phát triển tài năng đều tìm cách ra nước ngoài. May ra còn một số ít có tâm có tài thì làm...

Cầu Kho buổi giao thời và lớp cư dân mới

Sáng 17-2-1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha hạ thành Gia Định. Cùng với Bến Nghé “của tiền tan bọt nước”, Cầu Kho đã thay đổi cả tên đất...

Tổng quan về các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng

Dàn nhạc cổ điển là sự kết hợp giữa nhiều loại nhạc cụ để tạo ra một tổ hợp âm thanh. Các loại nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển được chia thành 4...

Phạm Đình Chương – Người đi qua đời tôi

Tôi chơi với Phạm Đình Chương đã lâu, vào khoảng năm 1942 – 1943, hồi tụi tôi vừa mới lớn lên. “Khi mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy. Làm học...

Những hé mở về số phận hai người con của hoàng đế Quang Trung

Nguyễn Văn Đức bị bắt vào năm 1831, khi đó đã ngoài 40 tuổi, chính là con của Quang Trung Hoàng đế và Hoàng hậu Ngọc Hân? Cho mãi đến...

Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo cảnh tỉnh về ‘ham mê sắc dục’

“Sắc dục” được xem là một vấn đề rất nghiêm trọng trong văn hóa truyền thống cả phương Đông và phương Tây. Suốt năm nghìn năm văn minh, những câu...

Tha-La một địa danh lịch sử

Trên đường từ thành phố Sài Gòn đi tới cửa khẩu Mộc-Bài theo quốc lộ 22A, qua khỏi khu công nghiệp hiện đại Trảng-Bàng là đến trung tâm thương mại...

Chân dung bà Đặng Tuyết Mai, mỹ nhân nổi tiếng Sài thành xưa

Bà Đặng Tuyết Mai là phu nhân của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, là mẹ của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bà là một trong những người đẹp nổi...

Tuổi thơ vùng Tân Định

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Thành ngữ “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại là câu thành ngữ phê phán sự bàng quan, vô cảm trước tai họa, vận hạn của người khác, những người ích...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 2/10 – Ông chủ của những ông trùm

Nắm chắc tình hình của Tín Mã Nàm, A Chó kể với Đại Cathay rằng từ sau khi đọat vợ của tay đàn em Xú Bá Xứng, Tín Mã Nàm...

Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc giai đoạn 1848 – 1878

Trong khoảng thời gian 1848- 1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra tại một số tỉnh biên...

Exit mobile version