Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lâu đài Augustusburg và Falkenlust ở Bruhl – Đức

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận – Lâu đài Augustusburg và Falkenlust ở Bruhl của Đức là Di sản văn hóa thế giới năm 1984.

Lâu đài Augustusburg và Falkenlust ở Bruhl – Di sản văn hóa thế giới tại Đức

Lâu đài Augustusburg và Falkenlust ở Bruhl là Di sản văn hóa thế giới thứ 5 của Đức được Unesco công nhận. Hai lâu đài này đều nằm ở Bruhl, phía Bắc Rhine – Westphalia của Đức. Nằm trong khu đất rộng bên sông Rhine, hai lâu đài này là hai công trình kiến trúc đáng tự hào của nước Đức. Kết hợp với công viên Shlosspark vô cùng rộng lớn bên cạnh, nơi đây trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng và thu hút nhất tại đất nước xinh đẹp này.

Ban đầu, lâu đài được xây dựng làm nơi ở cho hoàng tử- tổng giám mục Clemens August thuộc dòng họ hoàng tộc Wittelsbach. Thời kỳ đó hoàng tử – tổng giám mục Clemens August đang cai quản giáo phận Koln. Công trình xa hoa này được bắt đầu khởi công năm 1700 và hoàn thiện 61 năm sau đó năm 1761. Lâu đài Falkenlust có công năm phục vụ những kỳ nghỉ ngắn, những cuộc đi săn của hoàng tộc.

Việc thiết kế và xây dựng lâu đài Augustusburg được Tổng giám mục Clemens August giao cho kiến trúc sư Johann Conrad Schlaun – một nhân vật nổi tiếng thời kỳ đó đảm nhận. Tuy nhiên Johann Conrad Schlaun chỉ có công trong việc xây dựng, thiết kế phần thô của tòa lâu đài xa hoa này. Người kế nhiệm ông – kiến trúc sư người Pháp – Francois de Cuvillies đã sửa lại mặt tiền lâu đài và cho tu sửa nhiều phần nội thất. Cầu thang lộng lẫy trong tòa lâu đài Augustusburg mà ngày nay mọi người được chiêm ngưỡng lại là công trình của kiến trúc sư Johann Batthasar Neurmann. Kiến trúc sư Johann Batthasar Neurmann được mời thiết kế theo lệnh của hoàng tử nhằm tạo nên diện mạo mới và đem lại vẻ lộng lẫy nhất cho lâu đài. Cầu thang này đã được thiết kế theo đúng yêu cầu với những bậc thang bằng vàng xa hoa, những cột đá hoa cương nguyên khối được trang trí bên cạnh. Có thể nói kiến trúc sư Johann Batthasar Neurmann đã thành công khi phô trương kiến trúc phong cách rococo một cách lộng lẫy, hào nhoáng.

Mặc dù tại Đức có nhiều công trình kiến trúc đẹp và giá trị song kiến trúc nghệ thuật lâu đài Augustusburg luôn giữ một vị trí đặc biệt bởi nơi đây được 3 kiến trúc sư nổi tiếng của nước Đức, Pháp cùng góp công tạo nên. Bên cạnh đó kiến trúc theo phong cách rococo đặc trưng với sự hoa lệ, ấn tượng kết hợp nhiều nền nghệ thuật quốc tế góp phần tạo nên sự khác biệt cho lâu đài.


Lâu đài Falkenlust được xây dựng là nơi nghỉ chân trong các chuyến đi săn bắn của hoàng tộc do đó quy mô nhỏ hơn so với lâu đài Augustusburg.

Lâu đài Falkenlust do kiến trúc sư người Pháp – Francois de Cuvillies – người đảm nhiệm phần tu bổ, mở rộng lâu đài Augustusburg đảm nhiệm phần thiết kế và giám sát xây dựng. Công trình này được khởi công năm 1729 và hoàn thành vào năm 1740. Lâu đài Falkenlust không rộng lớn và hoành tráng như lâu đài Augustusburg bởi nó được xây dựng theo kiểu nhà nghỉ dưỡng trong khi gia đình hoàng tộc đi săn. Trong nhiều năm, lâu đài Falkenlust là nơi hoàng từ Clemens August nuôi chim ưng và tổ chức các cuộc săn chim ưng như là một môn thể thao của hoàng tộc. Lâu đài Falkenlust giản dị với một tòa nhà chính hình chữ nhật có hai tầng được xây bằng gạch. Có một khoảng thời gian nơi này thường được dùng để tổ chức các triển lãm nhỏ nhưng sau đó nó chủ yếu dùng để phục vụ các cuộc đi săn.

Khu vườn ở giữa do kiến trúc sư tài khoa Dorminique Girand thiết kế và được kiến trúc sư Peter Joseph Lenne tu sửa lại vào thế kỷ 19 theo phong cách vườn kiểu Anh.

Lâu đài Augustusburg và Falkenlust ở Bruhl được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới trong kỳ họp lần thứ 8 của Ủy Ban Di sản theo tiêu chí (ii), (iv).

Tiêu chí (ii): Lâu đài Augustusburg và Falkenlust ở Bruhl là minh chứng cho sự tiên phong trong các thiết kế theo phong cách Rococo tại Đức. Trong suốt nhiều thế kỷ sau đó, sức ảnh hưởng từ thiết kế của hai lâu đài này đã lan tỏa khắp nước Đức.

Tiêu chí (iv): Lâu đài Augustusburg và Falkenlust ở Bruhl có giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng bởi đây là nơi ở và vui chơi của gia đình hoàng tộc vào thế kỷ 18.

Cho tới năm 1994, Lâu đài Augustusburg vẫn được dùng làm nơi Tổng thống Đức đón tiếp các đoàn khách quốc tế. Sau đó, việc đón tiếp tại đây giảm dần cho đến năm 2001, Lâu đài Augustusburg và Falkenlust bắt đầu mở cửa đón khách thăm quan với giá vé 5 euro/1 khách. Hiện nay, di sản văn hóa Lâu đài Augustusburg và Falkenlust là một trong những địa điểm thăm quan không thể thiếu khi du khách đến Đức.

Không chỉ có kiến trúc bên ngoài lộng lẫy, hoành tráng. Nội thất và kiến trúc bên trong của lâu đài mới thực sự khiến người xem choáng ngợp bởi sự xa hoa của nó.


Nội thất và kiến trúc bên trong của lâu đài thực sự khiến người xem choáng ngợp bởi sự xa hoa của nó.

Mùa cưới và chiếc bánh phu thê xứ Huế

Huế không phải là vùng đất duy nhất trên cả nước có bánh phu thê (hay còn gọi là su sê) lá dừa. Bánh phu thê  có ở nhiều nơi,...

Tam Đa “Phúc-Lộc-Thọ” là ai?

Tam Đa là biểu tượng tốt đẹp mà con người luôn muốn có với hy vọng mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc. Nhưng câu chuyện và ý...

Chiếc áo bà Ba, sao bà Tư bả mặc?

Người Việt ai cũng biết áo bà ba. Đặc biệt là dân Nam bộ thì ai cũng biết bởi đó gần như là trang phục hàng ngày của phụ nữ...

Miền Bắc Việt Nam năm 1998 qua 65 bức ảnh

Khám phá cuộc sống ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc năm 1998 qua loạt ảnh tuyệt vời du một du khách Đức thực hiện. Đền...

Cây đa ở làng

Nói đến làng quê Việt Nam không thể không nhắc đến hình ảnh cây đa đầu làng. Cách đây gần 70 năm (1952), khi sáng tác nhạc phẩm Làng tôi,...

Bàn thêm về nghĩa của thành ngữ “Ăn như hạm”

Kiến thức ngày nay, số 125 mục Chuyện Đông chuyện Tây có giải thích thành ngữ “ăn như hạm”. Tôi xin góp ý như sau. Nói “ăn như hạm” là...

Ảnh cực hiếm về bệnh viện Chợ Rẫy 100 năm trước

Năm 1900, Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng với tên là Hôpital Municipal de ChoLon. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở...

Thời Việt Nam Cộng Hòa Chính sách nông thôn

(Bài này là tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975) Năm 1971, chúng tôi cùng với các...

Chiêm nghiệm triết lý cuộc sống qua vẻ đẹp ngôn từ của người Nhật

Tiếng Nhật được xếp vào danh sách những ngôn ngữ khó lĩnh hội nhất trên thế giới, có lẽ là bởi các giá trị sống, giá trị thẩm mỹ và...

Đà Lạt thập niên 1990

Loạt ảnh khó quên về Đà Lạt thập niên 1990 được đăng tải trên trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro. Bên trong một quán cà phê...

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối” có ý nghĩa gì?

Câu cổ ngữ “Môn đang hộ đối”, hiện nay thường được phát âm là “Môn đăng hộ đối”, cho rằng trai gái đến với nhau, điều kiện kinh tế, địa...

Giao thương hàng hải ở Việt Nam cổ đại

Trong hai ngày 30 và 31-5-2017, hơn 30 chuyên gia, học giả quốc tế trong lĩnh vực lịch sử, khảo cổ và di sản hàng hải đã nhóm họp tại...

Exit mobile version