Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giáo dục Đại học và Cao đẳng ở Hoa Kỳ – Các trường tôn giáo

Sự đa dạng về tôn giáo tại Hoa Kỳ - Westlife Immigration

Đức Tổng Giám mục David M. O’Connel, C.M

Các trường đại học và cao đẳng tôn giáo ở Hoa Kỳ đều có cách kết hợp giữa tôn giáo và học hành riêng của mình. Trong bài viết này, Cha David M. O’Connel, hiệu trưởng trường Đại học Công giáo của Hoa Kỳ và báo cáo viên tại Hội nghị của Đại học Tổng hợp Harvard về tương lai của các trường đại học tôn giáo, trình bày quan điểm của ông về “giá trị gia tăng” cho nền giáo dục đại học của các trường tôn giáo. Tiếp theo bài viết này, chúng tôi cũng xin trích dẫn một số phát biểu của các trường tôn giáo khác để minh họa các hướng tiếp cận khác nhau. Những ai quan tâm đến chính sách đặc trưng hoặc triết lý của một trường cụ thể nào nên liên hệ trực tiếp với trường đó để có được thông tin đầy đủ nhất. Thông tin kèm theo trong bài viết này nhằm cung cấp cho độc giả các nguồn thông tin khác nhau, chứ không nhằm quảng bá hay tiếp thị cho bất kỳ học thuyết hay chương trình nào.

Trong cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút sinh viên, các trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ phải chứng minh với khách hàng tiềm năng của mình rằng điều gì khiến họ trở thành duy nhất và đáng được cân nhắc đặc biệt. Mỗi trường này đều tuyên bố có những “đỉnh cao về học thuật” và “những chương trình tốt nhất” ở ngành này hay ngành kia, nhưng liệu còn có điều gì nữa để có thể chứng minh “biểu hiện của sự khác biệt” không? Tương phản với các trường đại học thông thường, trường tôn giáo tin rằng biểu hiện đó chính là đức tin.

Một trường đại học chịu ảnh hưởng trực tiếp của một tôn giáo hay đức tin cụ thể nào đều truyền đạt đến thế giới học thuật ngoài tôn giáo rằng trường tôn giáo đó sở hữu (1) ý thức về tính đặc trưng và khác biệt của mình trong môi trường giáo dục và (2) niềm tin rằng mình đang đóng góp có mục đích vào nền giáo dục đại học nhờ đức tin.

Giáo dục soi sáng kinh nghiệm con người thông qua lý trí. Giáo dục khai sáng trí tuệ. Giáo dục tôn giáo cũng làm như thế bằng cách xác định kinh nghiệm của con người mà theo ý Chúa là theo lý trí và đức tin. Nó khai sáng trí tuệ và tâm hồn. Thông qua giáo dục tôn giáo, chúng ta tìm được chân lý mà chỉ có đầu óc có lý trí mới thấy được và cũng có thể được tiếp cận sâu sắc và ý nghĩa hơn bởi tâm hồn có đức. Tôi từng đọc ở đâu đó rằng “vấn đề cốt lõi của tôn giáo trước hết không phải là vấn đề về sự thật mà là vấn đề về ý nghĩa”.

Các trường tôn giáo cố gắng trình bày cả hai vấn đề lý trí và đức tin, không phải riêng rẽ mà là hai thành phần riêng biệt nhưng gắn bó với nhau lại thành một chân lý thống nhất. Quả là điều thú vị khi nhận thấy rằng một số các trường đại học thành công và nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ nhận diện nguồn gốc của mình nhờ vào một số tín điều tôn giáo. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, theo thời gian, các trường tôn giáo này ít tham gia vào các tổ chức học thuật, và vì thế phát triển hai mô hình và phương pháp giáo dục đại học khác nhau: phương pháp/mô hình hoàn toàn ngoài tôn giáo, và phương pháp/mô hình tôn giáo.

Khi sinh viên hay cha mẹ của họ chọn trường đại học hay cao đẳng tôn giáo chính là họ đang chọn trường có bản sắc và sứ mệnh riêng biệt bắt nguồn từ truyền thống tôn giáo đặc trưng. Truyền thống đó thấm nhuần vào trường và cơ chế vận hành, các hoạt động của trường đó. Điều này được minh chứng rất rõ trong lớp học cũng như đời sống sinh viên trong khu học xá. Các khoa và đội ngũ giáo viên phải tận tâm với nhiệm vụ và không đơn thuần là chịu đựng như thể nó không đem lại giá trị thực nào cho trường. Nếu một trường thực sự mang tính tôn giáo, mọi người trong hay ngoài khu học xá đều thấy rõ rằng các trường tôn giáo và sứ mệnh của nó có “cộng thêm giá trị” vào nền giáo dục đại học, và giá trị cộng thêm này là một thứ gì đó thu hút mọi người, kéo mọi người đến trường theo cách mà họ nhận ra rằng điều họ nhận được đang được đem đến cho họ một cách độc đáo cũng chính là điều họ thực sự muốn. Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt trong học tập và trong cuộc sống của họ. Khả năng các trường tôn giáo tự tiếp thị mình là bậc bề trên về mặt tôn giáo và học thuật cho một đối tượng người nghe muốn những gì họ phải thực hiện sẽ bảo đảm sự tồn tại lâu dài của mình và có thể hoàn thành sứ mệnh mà, cuối cùng, sẽ phục vụ để tiến tới tính đa dạng thực sự biểu trưng cho nền giáo dục đại học Hoa Kỳ.

Đây hiển nhiên là triết lý của trường Đại học Công giáo của Mỹ ở bang Washington, D.C., đại học quốc gia của Nhà thờ Công giáo ở Hoa Kỳ.

Ý kiến trình bày trong bài này không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

Đại học Campell, một trường của đạo Tin lành Miền Nam ở bang Bắc Carolina, giải thích mục tiêu của họ là giúp sinh viên phát triển tính cách Cơ đốc hợp nhất biểu hiện ở toàn bộ cơ thể, trí óc, và tinh thần bao gồm cách đưa ra những nhận xét phê phán; sự đánh giá các di sản trí tuệ, văn hóa và tôn giáo; sự làm chủ của cơ thể; và nhận thức nhạy cảm về thế giới và xã hội họ đang sống và làm việc. Trường đại học này hiểu thiên hướng của con người là sống bằng đức tin vào ơn chúa, không có sự mâu thuẫn nào giữa cuộc sống của đức tin và cuộc sống của sự đòi hỏi.

Đại học Brandeis ở bang Massachussettes là một trong những trường tư thục trẻ nhất, cũng như là trường cao đẳng hoặc đại học duy nhất không giáo phái được người Do Thái tài trợ trên cả nước. Theo Tuyên ngôn về Sứ mạng của trường Brandeis, Brandeis được thành lập năm 1948 là một trường không giáo phái dưới sự tài trợ của cộng đồng người Do Thái ở Hoa Kỳ nhằm tiêu biểu cho các giá trị văn hóa, đạo đức cao nhất và bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với nước Mỹ thông qua cam kết truyền thống của người Do Thái cho giáo dục. Là trường đại học không giáo phái chào đón sinh viên, giáo viên và nhân viên ở mọi quốc gia, tôn giáo, và định hướng chính trị, Brandeis làm đổi mới di sản về tính đa dạng văn hóa, cách tiếp cận cơ hội bình đẳng và sự tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ.

Đại học Pacific Lutheran ở bang Washington được thành lập bởi những người sáng lập ra Giáo phái Tin lành Lutheran. Trường Đại học Pacific Lutheran ấp ủ nguyện vọng giáo dục cho những cuộc đời phụng sựcũng như các chương trình đào tạo đặc trưng và riêng biệt của họ nhấn mạnh vào sự tích hợp giáo trình và học tập tích cực.

Trường dòng Hartford ở bang Connecticut do giáo phái Tin lành Cơ đốc theo chủ nghĩa giáo đoàn thành lập. Ngày nay, cùng với các chương trình đào tạo của người Cơ đốc giáo, trường dòng bao gồm Trung tâm nghiên cứu đạo Hồi và quan hệ Cơ đốc giáo-Hồi giáo Duncan Black Macdonald, và chương trình đào tạo giáo sĩ tuyên úy ở trình độ thạc sĩ của trung tâm này. Nhiệm vụ của trường dòng là phục vụ Chúa bằng cách chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo, sinh viên, học giả và các trường tôn giáo hiểu và sống trung thực trong thế giới đa nguyên và nhiều đức tin ngày nay; bằng cách giảng dạy, nghiên cứu, truyền thông, và tham gia đối thoại; và bằng cách khẳng định nét đặc thù của đức tin và bối cảnh xã hội đồng thời công khai tìm hiểu sự khác biệt và sự tương đồng.

Thế giới phi lý trong tiểu thuyết đô thị miền Nam trước 1975

Trong văn học Việt Nam, có một bộ phận cho đến tận bây giờ dường như vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thoả đáng. Đó là văn...

Ai là hoàng đế ấu dâm tai tiếng nhất lịch sử Trung Hoa?

Sự bệnh hoạn của ông vua ấu dâm Dương Quảng nằm ngoài sự tưởng tượng của người đời. Ông ta thậm chí còn sai hoạ sĩ vẽ lại cảnh mình...

Quá trình tìm chọn kinh đô muôn đời của đất nước

Kinh đô là trung tâm chính trị – hành chính và đi liền với nó là trung tâm quân sự, kinh tế và văn hoá của một đất nước. Bất...

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

Tàng Thư lâu – Nơi lữu trữ văn bản của người Việt do triều Nguyễn sáng lập

Tàng Thư lâu được xây dựng vào năm Ất Dậu, năm Minh Mạng thứ 6 (1825), tại phường Doanh Phương trong kinh thành Huế, theo chủ trương của vua Minh...

Thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt cùng với các ngành nghề nguyên thủy

Thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt xuất hiện góp phần tạo ra sự đột phát về năng suất lao động, đưa loài người đến gần hơn ngưỡng cửa...

Sơ cua hay xơ cua? Sơ cua là gì?

Sơ cua / xơ cua do secours tiếng Pháp,  nghĩa là dự phòng. Sơ cua là gì ? Trên sách báo xưa nay xơ cua có vẻ bị lép vế....

Mô hình thu nhỏ về thế giới sau ngày tận thế

“The city” là loạt các mô hình về một đô thị đổ nát sau khi con người biến mất, được lấy ý tưởng từ những bộ phim về thảm họa...

Lời Đức Phật dạy về hôn nhân

Phật dạy hôn nhân chính là sự gặp gỡ đồng cảm giữa hai tâm hồn yêu mến nhau, quyết tâm cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc gia đình....

Địa danh “Thọ Xương” ở Huế

Về địa danh này, PTS. Võ Xuân Trang có viết bài “Về một câu ca dao xưa ở Huế” đăng trên Thế giới mới số 13, trang 53 - 54....

Xe gắn máy tại miền Nam trước 1975 (Phần 2)

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn...

Nghi án lấy vua Gia Long và đầu độc hoàng đế Quang Trung của công chúa Lê Ngọc Hân

Cuộc đời của Ngọc Hân tài sắc từ lúc còn là công chúa đất Thăng Long đến khi làm Bắc cung Hoàng hậu Phú Xuân không hề bình lặng. Khi...

Exit mobile version