Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giáo dục Đại học và Cao đẳng ở Hoa Kỳ – Sức mạnh từ sự đa dạng: Khu vực độc lập trong hệ thống giáo dục đại học Hoa Kỳ

Du học trung học Mỹ - USIS Education

Richard Ekman

Các trường đại học tư thục bốn năm đem đến những trải nghiệm đa dạng về giáo dục, chủ yếu dành cho sinh viên đại học. Richard Ekman, Chủ tịch Hội đồng các trường đại học độc lập, mô tả điều gì đã làm nên sự khác biệt giữa trường tư, hay còn gọi là trường độc lập với những trường trong hệ thống công lập.

Đặc điểm đáng kể nhất của nền giáo dục đại học Hoa Kỳ là tính đa dạng. Chính phủ không kiểm soát giáo trình hay phương pháp giảng dạy của các trường cao đẳng, đại học và chính quyền tiểu bang cũng ít động chạm đến những vấn đề đó. Nhưng chính trong khu vực “độc lập” hay “tư thục” của nền giáo dục đại học, tính đa dạng của các triết lý, chương trình và truyền thống giáo dục lại mạnh mẽ nhất. Có khoảng 600 trường đại học cao đẳng quy mô nhỏ hơn đã tạo ra khu vực này và bao gồm nhiều trường có uy tín nhất ở Hoa Kỳ.

Hãy xem xét các đặc điểm đa dạng sau: Trường Đại học Ursinus ở bang Pennsylvania đưa ra một chương trình liên trường dành cho sinh viên năm nhất, trong đó giới thiệu cho sinh viên rất nhiều bài khóa về khoa học xã hội và nhân văn; trường Đại học Warren Wilson ở bang Bắc Carolina đòi hỏi mọi sinh viên phải chia sẻ với nhau việc điều hành trường và coi việc này là một phần quan trọng trong triết lý giáo dục của nhà trường; trường Đại học Northland ở bang Wisconsin không e dè vận hành theo những cách nhạy cảm với môi trường; trường Đại học Alderson-Broaddus ở bang Tây Virginia thu hút hầu hết sinh viên từ những thị trấn rất nhỏ nằm trên những ngọn đồi ở bang Tây Virginia và hướng các sinh viên này theo những ngành nghề như khoa học và y khoa; trường Đại học Earlham, do người Quakers thành lập, tọa lạc ở bang Indiana và tiếp tục trưng cầu ý kiến các thành viên trong khu học xá để ra những quyết định quan trọng; trường Đại học Cedar Crest ở bang Pennsylvania, một trường đại học dành riêng cho nữ, phản đối lại tư tưởng cổ hủ cho rằng sinh viên nữ thường không giỏi các môn khoa học bằng cách đào tạo ra một số lượng đáng kể các nữ cử nhân về khoa học.

Dù cho vẫn còn sự khác biệt, nhưng 600 hay khoảng chừng đó trường đại học, cao đẳng này vẫn có một số đặc điểm chung:

Cách thức đào tạo ở các trường này tỏ ra đặc biệt hiệu quả. Ví dụ, qua thống kê về tỉ lệ hoàn thành bậc học cho thấy, các trường tư thục nhỏ có tỉ lệ tốt nghiệp cao hơn so với các trường đại học lớn do tiểu bang quản lý. Hơn nữa, sự khác nhau này là có thật, không chỉ giữa các sinh viên tài năng nhất với nhau, mà còn giữa các sinh viên vào đại học với điểm số ở phổ thông hoặc điểm SAT thấp hơn (http://www.collegeboard.com). Tỉ lệ tốt nghiệp đại học cao còn được áp dụng cho các nhóm kinh tế xã hội đôi khi do tỉ lệ tham dự lớp học thấp, ví dụ như các sinh viên là thế hệ đầu tiên trong gia đình học đại học, hay sinh viên phải làm toàn thời gian ngoài việc lên lớp, hoặc sinh viên đến từ các nhóm chủng tộc khác nhau.

Lời giải cho tính hiệu quả cạnh tranh của các trường đại học tư thục nhỏ có thể tìm thấy ở việc “học tập hợp tác” diễn ra ở các trường này. George Kuh, chủ nhiệm đề tài Khảo sát về sự tận tụy của sinh viên trong học tập trên toàn quốc (với sự tham gia của hàng trăm trường đại học, cao đẳng), chỉ ra rằng thành công ở trường đại học tương quan mật thiết đến việc tìm hiểu giảng viên; tham gia hoạt động ngoại khóa, thực tập trong môi trường cộng đồng; và đăng ký các lớp dạy theo lối tích cực như phải báo cáo trước lớp và thường xuyên làm bài trên giấy. Những đặc điểm này dễ dàng tìm thấy ở các trường nhỏ hơn là trường lớn.

Bạn có thể tìm được các trường độc lập, nhỏ này trên toàn Hoa Kỳ, ở các thành phố lớn, các thị trấn, thị xã nhỏ hơn và cả ở nông thôn. Các trường này chào đón sinh viên đến từ các vùng khác nhau và là những người đem tài năng và quan điểm khác nhau của mình đến các buổi thảo luận ở trường. Sinh viên đến từ các nước khác nhau rất được coi trọng (mặc dù ngôn ngữ giảng dạy chính luôn luôn là tiếng Anh).

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 16

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Chuyện tình buồn của “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

Tên tuổi soạn giả Kiên Giang – Hà Huy Hà (1929-2014) gắn bó với nhiều vở cải lương nổi tiếng như “Áo cưới trước cổng chùa”, “Sơn nữ Phà Ca”,...

Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết tiếng Việt

Như chúng ta đã biết, để ghi tiếng Việt chúng ta có hai thứ chữ viết, chữ nôm và chữ quốc ngữ : - chữ nôm là chữ viết được hình thành dựa theo chữ...

Viện Dục Anh ở Sài Gòn

Theo số liệu còn giữ được thì trong thập niên 1930 ở Nam Kỳ có khoảng gần 4000 trẻ mồ côi trên tổng số dân chưa đầy 4 triệu. Thế...

Người Nam hay nói rút gọn

1. Người Nam hay nói rút gọn. Trong giao tiếp hằng ngày, thay vì nói “chút xíu” người ta thường nói “xíu”: – Xong chưa? – Xíu nữa. – Đau...

Tục vẽ mắt cho thuyền – Nét văn hóa độc đáo của ngư dân

Nghề chài lưới đã xuất hiện từ rất lâu trong suốt chiều dài lịch sử và phát triển của dân tộc Việt Nam, được coi là một trong ba làng...

Từ “Lễ cầu khéo tay” biến thành “Ngày lễ tình nhân”

Hồi nhỏ, cứ vào ngày Lễ Thất tịch thì ai cũng có dịp được nghe mẹ và bà kể câu chuyện thần thoại về Ngưu Lang và Chức Nữ. Tuy...

4 cảnh giới khó đắc nhất trong đời

Đời người có vui cũng có buồn, có niềm hạnh phúc cũng có lắm nỗi bi ai. Vậy nên, có thể giữ vững kiên cường trong nội tâm, giữ được...

Hình ảnh về Quốc Tử Giám ở Huế – Trung tâm học vấn của nhà Nguyễn

Không chỉ là trung tâm học vấn của nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám ở Huế từng được coi là thắng cảnh thứ 18 trong 20 thắng cảnh của Cố đô...

Hình ảnh về cảnh Sát Quốc Gia thời VNCH

Tại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ngày 24-10-1956 ông Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ...

Bữa ăn của vua Nguyễn – Cầu kỳ cơm vua

Trong cuốn Một chiến dịch của Bắc Kỳ (Đinh Khắc Phách dịch, NXB Văn học phối hợp Đông A xuất bản năm 2020), tác giả, bác sĩ quân y người...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (2/7) – Chương I – Lịch sử

Cha Legrand-de-la-Liraye viết ngày 25.10.1869: “Nước mắm thường không được tất cả người châu Âu đến xứ này ưa thích. Sau một thời gian sống giữa những người dân nghèo...

Exit mobile version