Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bên trong chiếc đồng hồ cổ nhất ở nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Ở đó, còn có chiếc đồng hồ cổ nhất Sài Gòn.

Bên trong nhà thờ Đức Bà ngoài tháp chuông thì nhiều người chưa được tận mắt chiêm ngưỡng các chi tiết bộ máy chiếc đồng hồ cổ nhất ở mặt trước nhà thờ.

Mặt số đồng hồ như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và chiều ngang hơn 1 m, nặng hơn 1 tấn được đặt nằm trên bệ gạch trước vòm mái cách mặt đất 15 m giữa hai tháp chuông, đồng hồ được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A.

Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng các máy móc hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ lớn hơn đồng hồ báo thức trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ.

Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống báo giờ bằng búa đánh vô các chuông của nhà thờ, tuy nhiên hiện nó đã không còn hoạt động do dây cót đã hư cũ.

Hiện tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang xúc tiến kế hoạch trùng tu, trong đó có cả việc phục chế chiếc đồng hồ độc đáo trước mái vòm của nhà thờ.

Hang Ngu Công

Ông lão cam tâm mất ngựa, lại chịu cả cái tiếng “ngu” là ý lão nghĩ gặp phải thời buổi người trên tham nhũng, kẻ dưới hung nghịch, đành chịu...

Nhìn ảnh Sài Gòn xưa mà lòng rưng rưng

Không ít người nhìn những bức ảnh xưa về Sài Gòn mà rưng rưng nước mắt…​ Học sinh ăn bò bía trên đường phố Sài Gòn những năm 1950. Quyển...

Loạt ảnh Sài Gòn năm 1972

Loạt ảnh Sài Gòn năm 1972 do ông Raymond Collett – thành viên của Hiệp hội giáo viên địa lý New South Wales (Australia) thực hiện trong chuyến công tác...

Chiến tranh Đại Cồ Việt – Đại Lý, một góc khuất sử Việt

Chiến tranh giữa nước Đại Cồ Việt thời vua Lý Thái Tổ và vương quốc Đại Lý là cuộc chiến mà ngày nay khá nhiều người trong chúng ta chưa...

Trương Vĩnh Ký – Người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt và đi vào lòng dân chúng nhiều nhứt trong số hàng trăm tác phẩm của nhà văn nầy....

Vua Bảo Đại – Rể Gò Công

Người Gò Công tôn sùng Trương Công Định. Nhưng Trương Công Định không phải là người Gò Công, mà là «Rể Gò Công». Hoàng Đế Bảo Đại cũng là Rể...

Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng – “Dã” hay “giã”?

Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã...

Nói Lái – Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Và Ngôn Ngữ Cổ Truyền

Nói lái là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt. Ngay từ trong truyện dân gian, có có câu chuyện liên quan đến nói lái. Bạn có...

Những lần người Trung Quốc nương nhờ người Việt

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều lần binh tướng của Trung Quốc phải sang nương nhờ Việt Nam, tham gia các cuộc chiến giúp người Việt chống ngoại bang,...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 4/25 – Nguyên nhân mất mát âm D và GI của miền Bắc

Một người Bắc Việt mới vào Nam, không thể nào phát âm được hai âm D và Gi giống người Nam cả, chỉ dẫn thế nào họ cũng thất bại....

Tam Quốc Diễn Nghĩa – truyện anh hùng thời cổ Trung Quốc

” Tam quốc diễn nghĩa” được viết ra trong bối cảnh nào? Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào cuối thế kỷ 14 Công Nguyên, đến nay đã có hơn...

Mỹ thuật thời cổ của người Việt

Những bức tranh hang động cổ xưa nhất của người ViệtTrước khi biết dựng lều và xây nhà thì người nguyên thủy từng “đành phải” sống trong hang động (bởi...

Exit mobile version