Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện 16 cung nữ ám sát hoàng đế và cái kết thảm khốc

Lịch sử phong kiến Trung Quốc từng xảy ra sự kiện vô tiền khoáng hậu khi 16 cung nữ xông vào tẩm điện ám sát hoàng đế Gia Tĩnh nhà Minh nhưng bất thành, dẫn đến một cuộc thanh trừng đẫm máu trong hậu cung sau đó.

 16 cung nữ ám sát hoàng đế Gia Tĩnh nhà Minh năm 1542 là sự kiện chấn động lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa: 163.

Theo trang tin 163 của Trung Quốc, vụ việc 16 cung nữ xông vào tẩm điện ám sát hoàng đế Gia Tĩnh nhà Minh xảy ra vào năm 1542 và được gọi là sự kiện “Nhâm Dần cung biến”.

Theo đó, vào đêm ngày 21 tháng 10 năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542), Gia Tĩnh đế ngủ say tại tẩm cung của Tào Đoan phi. Tào Đoan phi lúc bấy giờ được Gia Tĩnh sủng ái, liên tục hạ sinh 2 công chúa, quyền thế nhất hậu cung, lấn át của Phương hoàng hậu. Bất ngờ, một nhóm cung nữ bịt mặt do Dương Kim Anh cầm đầu xông vào tẩm điện nơi hoàng đế Gia Tĩnh đang ngủ say.

Cung nữ Dương Kim Anh lấy ra dải lụa buộc vào cổ hoàng đế, còn cung nữ Huỳnh Thúy Liên bịt mặt, ghì chặt cổ Gia Tĩnh, những người khác khống chế tay chân của ông ta. Tuy nhiên, các cung nữ ám sát hoàng đế trong tâm trạng hoảng sợ tột cùng nên tay chân luống cuống, run rẩy siết không chặt dải lụa, mãi vẫn không giết được hoàng đế. Gia Tĩnh chỉ ngất đi chứ không chết.

Cảm thấy tình hình có vẻ không ổn, một cung nữ tên là Trương Kim Thúy đã phản bội lại nhóm cung nữ, lén bỏ trốn đến Khôn Ninh cung báo lại sự việc cho Phương hoàng hậu. Hoàng hậu biết chuyện, lập tức điều động cấm quân tới tẩm điện của Tào Đoan Phi giết 16 cung nữ tham gia ám sát Gia Tĩnh đế.

Khi đó, hoàng đế đang hấp hối. Ông ta bị siế‌t c‌ổ trong một thời gian dài, cùng với sợ hãi quá mức nên mạch tượng vô cùng yếu ớt, các ngự y trong triều đều sợ hoa mắt. Tuy nhiên, sau 3-4 giờ được ngư y dốc sức chữa chạy, Gia Tĩnh đế đã được cứu sống.

Gia Tĩnh đế may mắn thoát chết dù bị 16 cung nữ siế‌t c‌ổ. Ảnh minh họa: 163.

Gia Tĩnh đế không chết, nhưng ông ta bị sốc nặng. Vụ ám sát gây ra tổn hại cực kỳ lâu dài cho ông ta và thậm chí cả nhà Minh.

lợi dụng sự kiện Nhâm Dần cung biến, Phương hoàng hậu cũng nhân lúc Gia Tĩnh đế chưa tỉnh đã giết luôn sủng phí của ông ta.

Theo đó, Phương hoàng hậu tra ra Vương Ninh tần là chủ mưu ám sát hoàng đế và vu cho Tào Đoan phi tuy không tham dự vào vụ việc, nhưng biết việc không báo thì cũng đồng tội. Cuối cùng, hoàng hậu xử Tào Đoan phi, Vương Ninh tần cùng với 16 cung nữ tội lăng trì, tru di tam tộc.

Riêng cung nữ phản bội Trương Kim Thúy được tha tội chết. Tổng cộng có 18 người bao gồm 16 cung nữ và 2 ái phi của Gia Tĩnh đế đã bị xử phạt bằng hình thức man rợ nhất, lại liên lụy đến cả gia tộc, gia sản sung công.

Khi Gia Tĩnh đế tỉnh lại mới biết sủng phi Tào Đoan phi đã bị Phương hoàng hậu giết hại. Dù biết nàng bị oan, ông ta cũng không thể làm gì được nữa, cũng không thể trách phạt Phương hoàng hậu.

Sau khi chết hụt, Gia Tĩnh đế càng chuyên tâm tu luyện, không thèm để ý tới việc triều chính. Ông ta cũng ngày càng tàn bạo, dễ nổi giận, thích giết người. Các hành vi tùy tiện của Gia Tĩnh đế khiến vương triều của ông ta từ cực thịnh bắt đầu suy tàn.

Trong lịch sử Trung Quốc cũng có không ít vụ ám sát hoàng đế nhưng việc cung nữ giết vua cực kỳ hiếm. Vậy tại sao các cung nữ thời Minh lại muốn giết Gia Tĩnh đế bất chấp tính mạng của họ?

Theo 163, lý do cho việc này chủ yếu là vì Gia Tĩnh đế được xem là một hôn quân vô đạo. Ông ta tôn thờ Đạo giáo, say mê luyện kim thuật (thuật giả kim), cho mời rất nhiều phương sĩ vào cung luyện đan để giúp ông ta bất tử.

Một đạo sĩ tên là Đào Trọng Văn đã nói với hoàng đế rằng, nguyên liệu luyện thuốc là kinh nguyệt lần đầu của các thiếu nữ. Nghe theo lời đó, Giã Tĩnh bèn cho tuyển mộ khắp nơi hàng nghìn thiếu nữ tuổi từ 12 đến 15 vào cung làm cung nữ. Những cung nữ này thường xuyên bị bỏ đói và đánh đập khiến hơn 200 người đã chết vì đói khát.

Các cung nữ trong cung bắt đầu sinh lòng oán hận hoàng đế. Tận mắt chứng kiến bạn bè, chị em mình bị ngược đãi, đánh đập tàn bạo đến chết nên nhiều cung nữ lo sợ tai họa đó sớm muộn cũng sẽ ập đến với mình. Vì thế, họ quyết liều mạng giết Gia Tĩnh đế, bởi dù thành công hay thất bại thì cũng chỉ có một con đường chết, nhưng họ muốn Gia Tĩnh đế cũng phải chết cùng họ.

Ngoài ra, Nhâm Dần cung biến còn xảy ra bởi có một cuộc chiến ngầm nhưng dữ dội trong hậu cung. Theo 163, Vương Ninh tần vì ghen ghét với Tào Đoan phi nên đã khởi xướng sự kiện này.

Khi bị bại lộ, Vương Ninh tần đã kéo cả Tào Đoan phi xuống nước, khăng khăng rằng Tào Đoan phi mới là chủ mưu thực sự. Phương hoàng hậu cũng căm thù Tào Đoan phi nên hùa theo khép sủng phi của Gia Tĩnh đế vào tội chết, xử lăng trì, chu di tam tộc.

Một số người còn cho rằng sự kiện Nhâm Dần cung biến còn có khả năng là kết quả của một cuộc đấu tranh chính trị nhằm lật đổ Gia Tĩnh đế với sự giúp sức của Vương Ninh tần. Tuy nhiên, cuối cùng, Gia Tĩnh đế sống sót và là người chiến thắng cuối cùng.

Tìm hiểu về văn hóa miền Tây – Phần 2

Phong tục và tập quán Tục thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên và ngày giỗ Thờ ông bà là một bổn phận và nhiệm vụ trọng đặc thù của người...

Ngôn ngữ và chữ viết

Dân tộc nào trên thế giới cũng có tiếng nói của mình dù trình độ phát triển chênh lệch nhau. Có tiếng nói không có nghĩa là có chữ viết....

Ý nghĩa thật sự của nghi thức uống rượu giao bôi trong hôn lễ

Nhắc tới “rượu giao bôi”, mọi người thường sẽ nghĩ tới nghi thức trong hôn lễ, tân lang và tân nương mỗi người nâng một ly rượu, bắt chéo tay...

Chuồn chuồn ngô cắn rốn

Tương tư hoa gạo quê nhà Tự dưng áo đỏ làm ta giật mình Một ngày cuối tuần trời hom hom, đất đơ đơ, ông bắc ghế ngồi ở vườn,...

Từ “kỵ húy” của người Nam bộ

Xưa nay, ở vùng đất miền Trung trở về trong hay xuất hiện những từ “kỵ húy” trong lời ăn tiếng nói hàng ngày mà ít người để ý đến....

Những vị vua Việt có học vấn uyên thâm

Bên cạnh những vị vua có tài quân sự kiệt xuất, lịch sử Việt Nam không thiếu những vị vua học vấn uyên thâm, để lại cho đời nhiều tác...

Kỹ thuật hàng hải của người Việt xưa

1 – Văn-minh và Hàng-hảiNgười khen nâng lên, kẻ chê đạp xuống; sự đánh giá văn-hóa Việt-Nam cổ thời rất là khác-biệt. Đã có nhiều người cho rằng căn-bản của...

‘Mâm cỗ’ có cao hơn ‘tiếng chào’?

“Ở một xứ xa lạ, một nụ cười, một tiếng chào bỗng dưng làm trái tim ấm áp lạ. Ngẫm lại xứ mình, đôi khi chúng ta quên việc chào...

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật – Tể tướng tài ba Đại Việt

Bên cạnh tài quân sự kiệt xuất, danh tướng Trần Nhật Duật của nhà Trần còn được sử sách ghi nhận với tài ngoại ngữ có một không hai của...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 18/25 – Việt = Rìu

Xin nhắc rằng trong lúc đang in quyển sử của chúng tôi thì có tin giấy sắp lên giá, nên hai biện pháp được thi hành ngay: I) Xén bớt,...

Nghĩa của từ Lạc xoong?

Lạc xoong được hiểu là đồ đã cũ, đã xài qua và được bán theo giá có trừ tỉ lệ hao mòn do đã qua sử dụng. Đồ lạc xoong không hẳn...

Có tu dưỡng đạo đức mới có thể bao dung, nhường nhịn

Người xưa có câu: “Hữu dung nãi đại, vô dục tắc cương” (Có lòng bao dung nên mới to lớn, không có nhiều dục vọng nên mới giữ mình cương...

Exit mobile version