Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cung điện quan trọng nhất kinh thành Thăng Long

Điện Kính Thiên là nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự của kinh thành Thăng Long. Ngày nay cung điện này còn lại những gì?

Nằm ở trung tâm Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), điện Kính Thiên là cung điện quan trọng bậc nhất kinh thành Thăng Long xưa, là nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.

Theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời vua Lê Thánh Tông. Điện được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần.

Đầu thời Nguyễn, khi kinh đô đã chuyển vào Huế, vua Gia Long cho xây dựng khu vực điện Kính Thiên làm hành cung để vua sử dụng mỗi khi các vua nhà Nguyễn “Bắc tuần”.

Thời Pháp thuộc, vào năm 1886, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Ngôi nhà này được gọi là nhà Con Rồng (hay còn gọi là Long Trì), do phía trước và sau đều có rồng đá chầu.

Sau ngày 10/10/1954, khi quân ta vào tiếp quản Thủ đô, khu vực này trở thành nơi làm việc của Bộ Quốc phòng. Năm 2004, Bộ Quốc phòng bàn giao lại một phần diện tích khu vực trung tâm (trục chính tâm) thành cổ Hà Nội cho UBND thành phố Hà Nội quản lý.

Theo các tư liệu lịch sử, trước khi bị người Pháp phá, hành cung Kính Thiên là một kiến trúc gỗ gồm hai nếp hình chữ Nhị (二), kiểu chồng diêm hai tầng tám mái với các góc đao cong. Bờ nóc của cả hai nếp nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Quanh điện có sân rộng được xây lan can bao cả 4 phía.

Ngay nay, dấu tích hành cung kính thiên xưa chỉ còn thềm bậc và nền điện. Nền điện dài 57 mét, rộng 41,5 mét, cao 2,3 mét. Phía Nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn 1 mét.

Thềm bậc phía trước điện xây bằng những phiến đá hộp lớn gồm 10 bậc có 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành Thềm Rồng. Phía sau điện còn có một thềm 7 bậc nhỏ hơn, hai bên có hai rồng đá với kiểu thức tương tự. Những bộ phận điêu khắc bằng đá này có từ thế kỷ 15, còn tương đối nguyên vẹn.

Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Rồng được chạm trổ bằng đá xanh, đầu nhô cao, thân uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa…

Theo các nhà nghiên cứu, nền và thềm bậc điện là di tích ít ỏi trong kiến trúc hoàng cung thời Lê còn sót lại đến ngày nay, phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa.

Thềm điện Kính Thiên hiện được dùng làm không gian trưng bày các hiện vật khảo cổ…

…Chủ yếu là các chân tảng dùng để kê cột cung điện, được tìm thấy ở khu vực này.

Từ nhiều năm trước, vấn đề phục dựng điện Kính Thiên đã được đưa ra.

Cho đến nay ý tưởng này đang được xúc tiến với sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước

Bóng hồng duy nhất trong những ca khúc nhạc Ngô Thụy Miên

Âm nhạc của Ngô Thụy Miên không còn xa lạ với công chúng, nhưng cuộc đời của Ngô Thụy Miên lại chẳng mấy người yêu nhạc tường tận. Có lẽ bởi...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 1 – Quốc hiệu và diện tích của xứ nầy

Vào đầu thế kỷ 17, nghĩa là trước đây gần 400 năm, đã có một người Ý tới Đàng Trong. Trong gần năm năm trời, ông đã xem xét và...

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Ngắm Sài Gòn xưa và nay đầy thú vị qua “trào lưu ảnh lồng ảnh”

Sài Gòn trong những tấm ảnh xưa và nay luôn gợi nhắc cho chúng ta nhớ lại một thời để hoài niệm, để trân trọng và giữ lại cho mình...

Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao?

Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục...

Bình Định – Phú Yên những năm 90

Từ Bình Định trải dài đến Phú Yên có những làng quê nổi tiếng vì sự bình dị và phong cảnh đẹp đến mê người. Dưới đây là những bức...

Ảnh “độc” về con lai Việt – Mỹ sau chiến tranh Việt Nam

Cuộc sống của những đứa trẻ con lai mẹ Việt - bố Mỹ đã được nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths lột tả chân thực qua những bức ảnh chụp năm 1985....

Sự phân biệt giàu nghèo ở học sinh

Câu chuyện tán gẫu với thái độ xem thường của ba học sinh về một người bạn vắng mặt. Câu chuyện bắt đầu từ học sinh A: “Ê, tao mới...

Đời sống người Nam Kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp

Nếu thêm vào một cái rương lớn có bánh xe để cất các xâu tiền, một vài rương nhỏ hơn đựng quần áo, những câu đối dài viết trên giấy...

Mong làm điều phải

Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng...

Thời trang của phụ nữ Sài Gòn thế kỷ XX

Vào đầu thế kỷ 20, y phục chính của phụ nữ đất Sài Gòn là tà áo dài nền nã, kín đáo đi kèm với các món trang sức tinh...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 21/25 – Man di thượng hạng và man di hạng bét

Người Tàu gọi Việt và Chàm là man di. Nhưng vào cổ thời cả Việt lẫn Chàm đều có danh từ man di riêng để chỉ các dân kém hơn...

Exit mobile version