Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điện Voi Ré – nơi thờ voi chiến duy nhất của Việt Nam

Điện Voi Ré là chứng tích một thời oai hùng của đội voi chiến nhà Nguyễn, đồng thời là một di tích hết sức độc đáo của cố đô Huế.

Điện Voi Ré được xây dựng trên một khu có diện tích chừng 2.000m2, nằm về phía Đông Nam đồi Thọ Cương của kinh thành Huế , cách Hổ Quyền khoảng 400m. Bên ngoài điện tường thành xây bằng gạch.

Để lên tam quan của điện, phải đi qua hệ thống bậc cấp gồm 17 bậc. Trên cổng chính giữa của tam quan có ba chữ Hán bằng sành “Nghiễm Nhược Lâm”.

Đi qua tam quan sẽ gặp một bức bình phong phía trước sân miếu. Hai bên bình phong là hai cổng dẫn vào bên trong.

Miếu Long Châu nằm ở trung tâm của điện Voi Ré. Hai bên miếu là Đông Phối Điện và Tây Phối Điện – nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trong trận mạc vào thời kỳ xây dựng đế nghiệp của triều Nguyễn.

Miếu Long Châu được xây năm gian hai chái, mái lợp ngói liệt, tiền đường kiểu vỏ cua. Phía sau miếu có hai gò đất nhỏ là mộ các ông voi.

Bên trong miếu trang trí hệ thống liên ba bằng gỗ với 104 ô hộc chủ yếu là chữ Thọ theo lối triện và hoa lá chim muông. Chính giữa ngôi miếu là một bức hoành phi khắc nổi ba chữ “Long Châu Miếu”.

Đông Phối Điện và Tây Phối Điện được xây theo kiểu 2 gian 2 chái. Trước hai dãy nhà này còn có hai tòa miếu phụ thờ thần vị voi, còn được gọi là miếu Tượng.

Trong mỗi miếu tượng có một bức tượng voi tượng tạo hình rất sinh động.

Phía trước khuôn viên điện Voi Ré có Hồ Điện, là nơi voi uống nước thiêng mỗi khi giao đấu với hổ tại Hổ Quyền.

Sự ra đời của điện Voi Ré gắn với một truyền thuyết khá ly kỳ. Theo đó, do đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị dũng tướng đã chạy hằng trăm dặm từ chiến trường về tận kinh đô Phú Xuân (Huế). Đến đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng như phẫn uất rồi phục xuống trút hơi thở cuối cùng…

Cảm động trước sự trung thành của voi, dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ cho nó, gọi là mộ Voi Ré. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần cùng bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré.

Mặc dù mang những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, nhưng điện Voi Ré đang nằm trong cảnh hoang phế và xuống cấp nghiên trọng. Nhiều hạng mục công trình có nguy cơ sụp đổ nhưng chỉ được chống đỡ một cách khá tạm bợ.

Gửi Thạch Lam

Dù biết rõ rằng, lúc tôi ngồi đây vẩn vơ kể ông nghe tâm tình của tôi - kẻ đang lang thang trong mớ hỗn tạp, xô bồ của thực...

Thượng/ Thướng và Hạ/ Há

Thơ Đường hay có những câu như:  “Cố nhân Tây từ Hoàng hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu...” hay “Dục cùng thiên lý mục Cánh thướng nhất...

Đế chế bị lãng quên của dân tộc Khiết Đan

Khiết Đan là một dân tộc thượng võ, dũng mãnh. Trong thời kỳ cường thịnh nhất, vương triều Khiết Đan quốc hiệu Đại Liêu từng chiếm một nửa lãnh thổ...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 3/9 – Sài Gòn dưới trào Nguyễn Ánh

Thật ra, khó mà tóm tắt trong vài câu ngắn gọn và đầy đủ về điển tích chung quanh thành và đất Sài Gòn. Muốn hiểu vấn đề này, phải...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 2/5 – Ngôi chùa nơi vua Minh Mạng chào đời

Chùa Khải Tường là nơi hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (về sau là vua Minh Mạng) chào đời, thời Pháp thuộc gọi là chùa Barbet (hoặc Barbé) theo tên đại...

Vì sao bố là người dắt tay con gái lên lễ đường

Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao bố vợ lại là người dắt tay cô dâu ra lễ đường trước khi trao cô ấy vào tay chú rể không?...

Bánh Ướt – Bánh Mướt

Sau bài “Bánh cuốn Sài Gòn”, tôi đã có ước hẹn với độc giả sẽ viết về Bánh Ướt. Hai thứ bánh này, tuy “hai mà một”, hay thiệt ra...

Quốc Phục Nam Của Người Việt

Áo dài khăn đóng của Nam giới là quốc phục của người Việt chúng ta, đương nhiên quốc phục được mặc trong những dịp lễ cổ truyền. Do đó cần...

Mạn đàm về cuộc cờ người của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống, ấy mới cho thấy cái sự cao thâm của Trạng Trình trong thời ly loạn cuối đời Lê. Trạng Trình Nguyễn...

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp...

Lê Văn Duyệt và bản án oan tàn khốc thời Nguyễn

Nói đến Tả quân Lê Văn Duyệt, hẳn đa phần đều oai danh. Xuất thân từ vị trí mặt trắng, mà làm nên công nghiệp lớn lao, giúp vua Gia...

Vì sao Đức Phật giảng: đời người là bể khổ?

Con người thế gian hầu như ai ai cũng có nỗi khổ. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, và người nghèo cũng có nỗi khổ của riêng mình....

Exit mobile version