Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Điều gì xảy ra khi bạn nín tiểu

Con người nên đi tiểu ít nhất 4 tới 6 lần mỗi ngày nhưng thỉnh thoảng do áp lực cuộc sống và công việc buộc ta phải nhịn tiểu.

Câu hỏi được đặt ra là: Vì sao chúng ta có thể nhịn tiểu? Chúng ta chịu đựng được trong bao lâu? Và thói quen này có hại ra sao?


Mấu chốt nằm ở cơ chế của bàng quang, một túi hình bầu dục nằm trong khung chậu. Bao quanh bàng quang là một vài cơ quan khác hình thành hệ tiết niệu. Hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, hai cơ thắt ống đái và một ống đái.


Chất lỏng màu vàng chảy xuống từ thận gọi là nước tiểu. Thận tạo ra nước tiểu từ hỗn hợp nước và các chất thải của cơ thể, nước tiểu được bơm qua hai ống dẫn xuống một cơ quan rỗng gọi là bàng quang. Vách của cơ quan này được tạo thành từ các mô gọi là cơ bàng quang khi bàng quang đầy các cơ giãn ra khiến bàng quang phồng lên như quả bóng.


Khi bàng quang căng, cơ thắt niệu đạo trong tự động mở, nước tiểu chảy vào ống đái và ngừng lại tại cơ thắt niệu đạo ngoài. Cơ chế này giống như 1 công tắc, nếu muốn nín tiểu, bạn giữ cho cơ thắt đóng lại. Khi muốn đi tiểu, bạn có thể chủ động “mở cổng xả lũ”.


Nhưng làm sao để biết khi nào bàng quang đầy để đi tiểu? Bên trong các lớp cơ bàng quang là hàng triệu thụ thể áp suất sẽ được kích hoạt khi bàng quang đầy nước tiểu. Chúng gửi tín hiệu theo dây thần kinh đến tủy sống. Tín hiệu phản hồi được gửi ngược về bàng quang làm cơ bàng quang co nhẹ lại và gia tăng áp lực khiến bạn có cảm giác nước tiểu đang đầy lên. Đồng thời, cơ thắt niệu đạo trong mở ra, đây gọi là phản xạ đi tiểu.


Não có thể chống lại phản xạ này nếu bạn không muốn đi tiểu bằng cách gửi tín hiệu khác để co cơ thắt niệu đạo ngoài.


Với khoảng 150 – 200ml nước tiểu, vách cơ bàng quang giãn ra vừa đủ để bạn nhận thấy có nước tiểu. Khoảng 400 tới 500ml, áp lực tăng lên tới mức gây khó chịu. Bàng quang có thể tiếp tục căng nhưng có giới hạn.


Trên mức 1000ml, bàng quang có thể vỡ. Đa số mọi người sẽ mất kiểm soát bàng quang trước khi nó vỡ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp không cảm thấy buồn tiểu, bàng quang có thể vỡ một cách đau đớn và cần phải phẫu thuật để khâu lại.


Khi bạn đã sẵn sàng xả lũ, tín hiệu từ não tới cơ thắt niệu đạo ngoài sẽ bị ngắt và làm nó giãn ra, nước tiểu được thải ra ngoài. Cơ thắt niệu đạo ngoài là một trong những cơ của sàn chậu, nó giúp nâng đỡ ống đái và cổ bàng quang.


Thật may mắn khi có những cơ sàn chậu này vì khi khi ho, hắt hơi, cười hay nhảy, áp lực được tạo lên cả hệ thống có thể làm cho bàng quang són nước tiểu. Những cơ sàn chậu giữ cho cả vùng được bịt kín cho tới khi bạn sẵn sàng đi tiểu.


Mặc dù cơ chế này giúp chúng ta không gục ngã trước cửa thiên đường nhưng nếu lạm dụng chúng như nhịn tiểu quá lâu, sau đó đi tiểu quá nhanh hay tiểu không đúng tư thế có thể làm suy yếu các cơ nâng đỡ này theo thời gian. Nó có thể gây đau bàng quang hoặc tiểu không kiểm soát. Vì thế nếu quan tâm tới sức khỏe lâu dài, nhịn tiểu không phải là một thói quen tốt.

Phân biệt nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ

Người xưa thường nói: Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt. Không chỉ ngữ pháp mà ngôn ngữ tiếng Việt cũng rất phong phú. Vì thế để...

Những quan điểm thẩm mỹ mới trong thiết kế áo dài ở Việt Nam thế kỷ 20

Sau khi tiếp nhận quần chân áo chít của người Mãn Hán theo chỉ dụ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, người Việt đã thay đổi kiểu trang phục này dựa...

Đông Dương 130 năm trước qua góc nhìn của nhà thám hiểm Pháp

Nhiều hình ảnh tư liệu quý giá về Đông Dương đã xuất hiện trên các số tạp chí Vòng quanh thế giới (Le Tour de Monde) xuất bản tại Pháp...

Quy hoạch Sài Gòn trước 1975

“Đà phát-triển trong quá khứ, từ thành-phố cổ, thường hướng theo phía Bắc dọc theo những giải phù sa cổ. Kế-hoạch phát-triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng nầy,...

Thấy lợi quên nghĩa là đặc trưng của kẻ tiểu nhân

Trong lịch sử, rất nhiều nhân nghĩa chi sĩ “trọng nghĩa khinh lợi”, vì muốn thủ vững lương tri và chính nghĩa mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích bản thân....

Dấu tích khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên đất Lĩnh Nam xưa

Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc...

Lịch Sử Tàu Thủy

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi các cơn gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ...

Tục khao lão

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thì ông chống gậy ra. (Nguyễn Khuyến) Lên lão cũng phải khao. "Khao lão" không khó khăn như khao vị thứ...

Họa sĩ Bửu Chỉ từ những dấu tay lấm màu

Từ lâu lắm, đã hơn ba mươi năm, tôi còn giữ bức tranh nhỏ vẽ trên giấy do những dấu tay lấm màu cuả Bửu Chỉ để lại. Tôi thường...

Góp ý về từ “Đốc”

Kiến thức ngày nay, số 231 có bài “U em” (tr. 22, 23) làm tôi rất cảm động. Xin được chia sẻ với tác giả một cách chân thành và...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Mỹ đức là tài sản thiêng liêng một người Thầy cần có

Nghề giáo luôn là một thử thách bền bỉ dành cho những người trong cuộc. Một giáo viên 26 năm trong nghề, luôn trăn trở một điều duy nhất, đã...

Exit mobile version