Nghề giáo luôn là một thử thách bền bỉ dành cho những người trong cuộc. Một giáo viên 26 năm trong nghề, luôn trăn trở một điều duy nhất, đã quyết định viết thư cho thầy Hiệu Trưởng nơi chị làm việc để bộc bạch những suy nghĩ…

Trường cũ, bạn xưa... - Báo Gia Lai điện tử - Tin nhanh - Chính xác

***

Thưa Thầy,

Hôm nay, em xin phép được gửi mấy dòng tâm sự tới thầy, mong thầy bớt chút thời gian để chia sẻ cùng em.

Đứng lớp đã được 26 năm, có một điều vẫn đeo đuổi em suốt quãng đời làm nhà giáo. Từ xa xưa, cha ông ta đã dạy, làm Thầy là nghề cao quý nhất. Mỗi người Thầy không chỉ tạo ra một lớp học sinh, mà thực chất là kiến tạo ra một tương lai của xã hội. Làm Thầy là một sự hi sinh lớn cho sự nghiệp trồng người.

Xã hội chuyển biến, cuộc sống của con người giờ cũng khác. Ngày xưa, học trò quên học thuộc bài cũng có thể bị đòn roi. Trò hư cãi Thầy là cả một sự xấu hổ dành cho chính đứa trẻ và gia đình. Nhưng giờ, “yêu cho roi cho vọt” cũng là một thứ gì đó xa xỉ. Vị thế của người Thầy đã khác thật nhiều… Còn đâu tinh thần “Tôn Sư Trọng Đạo” như thuở ban đầu.

Em đã từng trăn trở, em sẽ phải làm gì khi cuộc sống trao cho em chữ “người Thầy” trong một xã hội rối ren như ngày nay? Em cần phải làm gì để thực sự làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo? Liệu em đã là một giáo viên tốt? Tất cả câu hỏi đó cứ lơ lửng trong đầu em mãi, cho đến khi em đọc một cuốn sách…

Hôm trước, nhìn thấy em ngồi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, thầy có hỏi em một câu làm em suy nghĩ đến tận hôm nay. “Pháp Luân Công tốt thế à? Tôi thấy bên Mỹ người ta cứ biểu tình ngoài quảng trường để bênh vực những người theo Pháp Luân Công”.

Thưa thầy, vâng. Đúng là Pháp Luân Công rất tốt ạ.

Cách đây một năm em cũng có câu hỏi gần giống như vậy: “Có đúng là Pháp Luân Công tốt không nhỉ?” khi em được một người bạn tặng một số tài liệu giới thiệu về Pháp Luân Công. Qua đây em được biết trên thế giới có đến hơn 100 triệu người tu luyện môn này, trong đó rất nhiều là các nhà khoa học, những người tri thức từ Anh, Mỹ, Úc, Canada…. Vậy thì môn này không thể là không tốt được. Đọc sâu hơn nữa thì em được biết môn tu luyện dạy người ta làm người tốt, tu tâm sửa tính theo tiêu chuẩn Chân –Thiện – Nhẫn. Rất nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo nhờ thực tâm kiên trì tu tập mà khỏi bệnh. Đó là một sự diệu kỳ!

Và em quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Dù rằng em đến học Pháp Luân Công ban đầu là vì mong muốn giúp chồng em chữa bệnh. Nhưng sau một thời gian, em nhận ra chính mình mới là người thu nhận được nhiều nhất từ môn tập. Mỗi học viên Pháp Luân Công hàng ngày đều tập các bài công pháp, đọc sách và sống theo Chân – Thiện – Nhẫn.

Và đáng mừng là, câu hỏi em tự hỏi bản thân bao nhiêu lâu nay đã có đáp án. Là một giáo viên mà sao bây giờ em mới biết thế nào là Chân – Thiện – Nhẫn! Em vẫn từng nghĩ rằng mình là một giáo viên tốt, là một người đủ tốt. Và đồng nghiệp hay phụ huynh đa phần đều nhìn nhận em như vậy. Nhưng, học Pháp Luân Công đã giúp em bừng tỉnh và hiểu ra đâu mới là tiêu chuẩn chân chính để đo lường Tốt – Xấu. Đó chính là Chân – Thiện – Nhẫn. Phải chiểu theo đó để xem xét từng việc dù nhỏ trong công việc mới thực sự biết mình đã làm tốt hay chưa.

EM ĐÃ THỰC SỰ THAY ĐỔI MẠNH MẼ.

Trong công việc, em đã thực hiện Nhẫn ngay với học trò của mình. Em ngạc nhiên vì thấy hầu như em không còn quát hay phạt mỗi khi các con mắc lỗi nữa. Và ngạc nhiên hơn là ngay cả khi em mắng các con, thì tâm em vẫn không hề thấy bực bội hay cáu kỉnh. Chính vì đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân hàng ngày, mà em đã hiểu ý nghĩa thực sự của từ Nhẫn: nhẫn ấy không phải là nuốt cơn giận vào trong, mà là ngay cả tức giận thì cũng không hề có. Em kiên trì tìm hiểu đến cùng lý do mắc lỗi của từng con, khuyến khích các con nói ra để hiểu được vấn đề thực sự của con. Bạn trai này giờ nào cũng ngủ gật. Ấy là vì con không tài nào nhớ mang phiếu hay sách đến lớp, không có phiếu con chẳng làm được gì ngoài ngủ. Bạn nữ kia hay làm việc riêng trong giờ. Thì ra con thích vẽ hơn học toán. Có bạn thì cứ gây sự trong lớp mỗi khi cô giao bài tập, hóa ra con chẳng hiểu và cũng chẳng biết phải làm gì cả.

Khi đã biết nguyên nhân rồi thì mọi việc trở nên đơn giản, em đâu cần phải quát mắng hay kiểm điểm gì nữa. Em nhận ra rằng không có học sinh hư, chỉ là con chưa biết cư xử thế nào cho đúng. Và sứ mệnh của người thầy chính là chỉ ra cho con biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Khi đã đến được với trái tim các con rồi thì cô nói gì các con cũng nghe vì các con biết cô là vì chúng.

Em luôn tâm niệm rằng, để thực hiện được chữ Chân thì lúc nào cũng phải hoàn thành tốt công việc. Ví dụ, trong việc trợ giảng, trước đây em cho rằng trong giờ học Chuyên gia mình chỉ cần các con giữ trật tự, chú ý nghe giảng là được. Thú thật với thầy là cũng có lúc em tranh thủ chấm bài hoặc soạn bài, rồi cằn nhằn sao học sinh cứ mất trật tự thế nhỉ. Giờ thì em nghĩ khác, không phải vô cớ mà Thầy trả lương cho giáo viên tiếng Anh trợ giảng giờ Chuyên gia. Dù chỉ 1 tiết em không làm trọn vai trò trợ giảng, chính là em đã làm việc chưa tương xứng với lương thầy trả. Như vậy là em đã không chân thành. Và từ đó em không còn làm việc riêng nữa mà học cùng các con. Sau mỗi khái niệm hoặc thuật ngữ mới, em đều xin phép chuyên gia hỏi lại xem các con thật sự hiểu chưa, giải thích chỗ nào các con còn chưa rõ. Từ đó các con hiểu bài hơn, thích học hơn, không mất trật tự nữa. Thầy cô chuyên gia cũng tự tin hơn, giảng bài sâu hơn.

Là một người làm công, khi được lãnh đạo hỏi: “Anh chị có nguyện vọng gì?”; ai mà chẳng nói muốn tăng lương. Và họ sẽ phàn nàn công việc vất vả, rằng: “Chúng tôi làm tốt thế, thầy tăng lương cho chúng tôi đi”. Nhưng, từ khi tu dưỡng bản thân, em nhận ra mình không nên đòi hỏi quá nhiều lợi ích vật chất. Cái gì của mình sẽ không mất. Cứ làm thật tốt rồi thứ gì mình xứng đáng được sẽ có. Chân – Thiện – Nhẫn dạy em biết coi nhẹ lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng phải nghĩ đến người khác.

Có nhiều đồng nghiệp phàn nàn với em rằng phụ huynh bênh con, không hợp tác. Nhưng em hiểu rắc rối ấy xảy ra khi chúng ta giải quyết công việc với tư cách giáo viên. Muốn thực sự thuyết phục được phụ huynh, chúng ta cần đặt mình vào địa vị của họ, phải coi con họ như con mình, đúng không ạ? Nói thì dễ vậy, nhưng làm được thì không dễ, khi cái Tôi của mình quá lớn. Nhưng em đã cố gắng thực hiện kể từ đi biết đến Pháp Luân Công. Giờ đây cứ mỗi khi có chuyện gì xảy ra, em luôn tìm ở mình đầu tiên, xem mình đã làm gì chưa tốt. Em nhận ra Thiện chính là dù trong bất cứ mâu thuẫn nào, ngay cả khi bản thân mình thiệt thòi nhất, thì mình phải luôn nghĩ cho người khác, từ bi với người khác, bất kể vấn đề gì cũng phải soi xét bản thân mình trước. Đến tận bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa chân chính của từ Thiện.

Những lúc các con không nghe lời, nguyên nhân là mình chưa đủ sát sao các con, mình chưa hiểu con hoặc mình nói vậy con chưa hiểu. Và em đã nhận được sự hợp tác nhiệt tình từ phía phụ huynh. Họ hoàn toàn tin tưởng ở em. Thậm chí mỗi khi bối rối trong cách giáo dục con, hoặc cần đi đến một sự lựa chọn nào đó cho con, họ đều chia sẻ và nhờ em tư vấn. Nhưng em cũng không nhận bất cứ một món quà biếu xén nào của phụ huynh. Những học viên tu luyện Pháp Luân Công chân chính cũng đều vậy, thầy ạ.

Vâng, Chân – Thiện – Nhẫn là rất tốt, đúng không ạ?

Đó chính là mỹ đức mà mỗi người thầy cần có để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng.

Như Vijaya Lakshmi Pandit đã từng nói: “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện”.

Vậy thì tại sao chúng ta không dạy các con trở thành những người tốt theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn?

Xã hội ngày càng phức tạp: tốt – xấu, thật – giả lẫn lộn. Ngay cả người lớn cũng mắc kẹt trong những cạm bẫy, huống là trẻ con vốn suy nghĩ giản đơn và hành động theo cảm tính. Trong thời đại công nghệ thông tin lên ngôi, học sinh chỉ cần lên mạng tra một từ khóa là biết bao thông tin, biết bao quan điểm chồng chéo hiện ra, khiến người ta mất phương hướng. Nhưng Chân – Thiện – Nhẫn là tiêu chuẩn đạo đức không bao giờ thay đổi của con người, dù ở bất kỳ thời đại nào, bất kỳ xã hội nào. Vậy nên việc dạy các con làm người theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn sẽ chẳng bao giờ khiến chúng mất phương hướng…

Thư cũng đã dài, đó là những điều bấy lâu nay em muốn chia sẻ với thầy. Em đã hiểu ra giá trị sâu sắc của nghề giáo sau khi em biết đến Chân – Thiện – Nhẫn.

Em xin lỗi vì đã làm mất nhiều thời gian của thầy.

Chúc thầy mạnh khỏe và luôn là một người lãnh đạo sáng suốt tài ba như vốn vậy.

Kính thư,

Người luôn ngưỡng mộ thầy.