Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Loạt ảnh nhà cổ Bình Thuỷ – dinh thự cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Không chỉ là một kiệt tác kiến trúc, nhà cổ Bình Thủy còn được ví như một “kho đồ cổ” quý giá.

Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, nhà cổ Bình Thuỷ được đánh giá là ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ còn được gìn giữ đến nay.

Ngôi nhà được ông Dương Chấn Kỷ, một thương gia giàu có trong vùng đất Tây Đô cho xây dựng vào năm 1870. Công trình được xây theo trào lưu Tây phương thịnh hành kết hợp với những nét phong cách kiến trúc truyền thống.

Có thể nhận thấy sự kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông – Tây qua cánh cổng phụ xây theo kiến trúc Á Đông với bốn cột tròn, mặt trước gắn bảng “Phước An Hiệu” nằm ngay sau cổng chính kiên cố bằng bê tông và sắt theo kiểu dinh thự Pháp.

Vể tổng thể, nhà cổ Bình Thủy là một khu nhà ba gian hai chái, nền nhà cao hơn mặt sân 1 m, có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã kết nối nhà với khoảng sân rộng. Dọc mặt tiền ngôi nhà là các vòm cửa cao rộng đem lại cảm giác thông thoáng.

Trên các vòm cửa trang trí phù điêu đắp nổi mang đậm phong cách châu Âu cổ điển.

Toàn bộ khu nhà nằm trong khuôn viên rộng 8.000m2, với khoảng sân rộng lát gạch Tầu và các khoảng vườn bài trí non bộ, chậu cảnh.

5 gian nhà phía trước bài trí đặc trưng của một gia đình Việt, dùng làm nơi tiếp khách trong các nghi lễ quan trọng. Nền nhà được lát gạch hoa nhập từ Pháp, đóng trần Plafond, trang trí hoa văn… Các phòng sinh hoạt nằm ở phía sau. Toàn bộ hệ thống vì kèo bao lơn cùng 16 cây cột lớn đường kính 180cm được nối kết bằng mộng – ngoàm.

Nơi trang trọng nhất tại gian giữa của ngôi nhà là bàn thờ, khán thờ tổ tiên ông bà được sơn son, thếp vàng, giường thờ, sập gụ cẩn xà cừ, chạm khắc cực kỳ tinh xảo theo chủ đề sinh hoạt sông nước miền Tây Nam Bộ hoặc tín ngưỡng truyền thống như Tam Ða – Tứ Quý, Mai – Lan – Cúc – Trúc, Phúc – Lộc – Thọ, Long – Lân – Quy – Phượng…

Đây là những kiệt tác chạm khắc gỗ được thực hiện bằng bàn tay của các nghệ nhân xuất sắc nhất Đông Dương thời đó.

Ðặc biệt, nhà cổ Bình Thủy còn được ví như một “kho đồ cổ” quý giá được gìn giữ hơn một thế kỷ qua. Những hiện bật tiêu biểu là hai bộ bàn ghế xuất xứ từ Vân Nam – Trung Quốc, mặt bàn bằng đá cẩm thạch, vân xanh, đường kính 1,5m, dầy hơn 6cm, bộ xa lông kiểu Pháp đời Louis 15 mặt bàn bằng đá cẩm thạch sắc xanh, chùm đèn bạch đăng thế kỷ 18, cặp đèn treo thế kỷ 19…

Các hiện vật này minh chứng cho thú chơi đồ cao cấp lẫy lừng “lục tỉnh” của gia đình họ Dương đất Bình Thuỷ.

Nhà cổ Bình Thuỷ cũng là một trường quay nổi tiếng của các bộ phim về Việt Nam thời thuộc địa. Đây là bối cảnh của hàng chục bộ phim, trong đó có những phim nổi tiếng như Những nẻo đường phù sa, Người đẹp Tây Đô, Nợ đời…

Đặc biệt, ngôi nhà đã được dùng làm bối cảnh thay thế cho ngôi nhà Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng ở Sa Đéc trong bộ phim nổi tiếng “Người tình” của đạo diễn Pháp JJ.Annaud. Sau này, đạo diễn JJ.Annaud – người đã ở lại nhà cổ Bình Thủy nhiều ngày để chỉ đạo làm phim – tâm sự: những ngày ở tại nhà cổ Bình Thuỷ là ngày rất đẹp trong cuộc đời làm phim của ông.

Với giới nghiên cứu văn hóa – lịch sử, đây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.

Vì sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?

Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi. 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn...

“Thằng” bố vợ tôi

Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được. “Tứ thân phụ mẫu”, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng, thương yêu...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 7/10 – Ở tù chung với Điền Khắc Kim

Tôi ở tù chung với Điền Khắc Kim tại chuồng cọp khu C trại 7, Côn Đảo, một thời gian ngắn khoảng đầu đầu năm 1974. Tôi bị giam ở...

Có tài cũng khổ, bất tài cũng khổ, đạo đức là an…

Nguyễn Du viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, người tài giỏi bị ghen ghét dễ gặp cảnh tai ương. Còn như kẻ bất tài lại thường vất...

Nhạc Bolero – Thể Loại Dễ Nghe Nhưng Khó Hát

Ca từ giản dị, giai điệu sâu lắng khiến Bolero được nhiều người nghe và hát theo. Nhưng cách dàn hơi, nhả chữ, chuyển giọng khi biểu diễn thể loại...

Tiếng Việt có tự bao giờ!?

Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có...

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”?

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”? Tại sao không nói “làm một giờ”, “làm hai giờ” mà nói "làm một tiếng”,...

Những bức ảnh về một Sài Gòn xưa rợp bóng cây

Hàng me cổ thụ xanh rì, cây gòn trăm tuổi như ông lão áo mão tôn nghiêm, hàng xà cừ đại thụ… mang đến không gian trong lành cho đường...

Chữ CEE trên các trạm biến áp ở Sài Gòn nghĩa là gì?

Trên các con đường như Pasteur, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương Nếu, bạn thường xuyên bắt gặp những trạm biến áp theo kiến trúc Pháp cổ. Những trạm biến áp...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Tác giả “Hoa Sứ Nhà Nàng” và những bản nhạc còn dang dở

Nhạc Sĩ Hoàng Phương là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước và sau năm 1975. Hoàng Phương là tác giả của bài hát nổi tiếng Hoa sứ nhà...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 3

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Nghĩa của từ Cà chớn là gì

Bàn về nghĩa của từ cà chớn là gì? Hai từ "Cà Chớn" rất phổ biến ở miền nam trước 75 . Mặc dầu bắt đầu bằng chữ "Cà" nhưng...

Exit mobile version