Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn

Mũ thượng triều chỉ được vua nhà Nguyễn sử dụng khi thiết triều, trong những dịp đặc biệt của quốc gia. Xét về vai trò, chiếc mũ này tương đương với vương miện của các hoàng đế phương Tây.

Được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam, mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn là một hiện vật có giá trị lịch sử và mỹ thuật đặc biệt.

Đây là chiếc mũ chỉ được vua sử dụng khi thiết triều, trong những dịp đặc biệt của quốc gia, thực hiện các nghi lễ khánh tiết của Nhà nước hoặc yết kiến sứ giả các nước bang giao; đặc biệt là thực hiện các nghi lễ tế tôn miếu, tổ tông…

Mũ thượng triều có trọng lượng 600 gr, nền là vải sa màu đen, được trang trí rất cầu kỳ bằng vàng và cẩn nhiều loại ngọc quý, san hô.

Ấn tượng đặc biệt từ chiếc mũ là 35 con rồng năm móng bằng vàng ròng được gắn ở nhiều vị trí khác nhau, mang tính đối xứng chặt chẽ.

Hình tượng rồng được tạo tác rất kỳ công, sống động trong từng chi tiết.

Ngoài rồng, còn có các chi tiếc khác như mặt trời, mây, sóng nước…

Hình hổ phù bằng vàng ở giữa trán mũ.

Một viên ngọc lớn màu cam được gắn ở đỉnh mũ, dường như là ngọc của loài ốc giác khổng lồ.

Các đường viền mũ làm bằng vàng, đính ngọc màu trắng.

Phía sau mũ có hai cánh chỉ lên trời, nên mũ thượng triều còn có tên gọi khác là mũ xung thiên.

Ở các nước Đông Á, cùng với ấn kiếm, mũ miện cũng là một vật tượng trưng cho quyền lực của hoàng đế.

Xét về vai trò, mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn tương đương với vương miện của các hoàng đế phương Tây.

Chiếc mũ này cùng nhiều hiện vật quý của triều đình nhà Nguyễn đã được vua Bảo Đại trao lại cho đại diện của Chính phủ lâm thời Việt Nam vào năm 1945.

Phải đến những năm gần đây, mũ thượng triều mới được phục chế và trưng bày tại bảo tàng để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu

Lãng mạn là rất đa dạng?

Lãng mạn được ghép bởi hai chữ Hán: “lãng” (sóng nước) và “mạn” (đầy tràn). Hiểu theo nghĩa chiết tự, lãng mạn là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng...

Tạo sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ

Từ năm 1975 lại nay, nhất là những năm gần đây. Từ Bắc chí Nam đều có phong trào khôi phục việc họ, với nội dung: Diễn dịch, biên soạn,...

Nhìn lại những ‘mốt tóc’ thịnh hành ở Việt Nam nhiều thời kỳ

Thông qua những “mốt tóc” từng thịnh hành ở Việt Nam qua nhiều thời kỳ, hãy cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của ngành tóc Việt...

Nhỏ mà không học lớn làm MC

Câu nói đùa này không biết nhập vào đầu tôi từ bao giờ mà mỗi lần nghe thiên hạ bàn chuyện gẫu về MC tức người dẫn chương trình, nó...

Cảm nghĩ về tình tự dân tộc

Những nhân vật lưu truyền trong dân gian phản ánh gần như trung thực tâm tư, nguyện vọng cũng như tính nết của người dân. Nhận xét đó của các...

Cách đâm hổ

Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ; bất như thừa thế; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có...

Nhớ về Thương xá TAX !

Thương xá Tax có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa hoa lệ....

Bình Phước năm 1963 qua ống kính người Mỹ

Cùng xem những hình ảnh quý giá về tỉnh Bình Phước năm 1963, khi đó là hai tỉnh Bình Long và Phước Long, do bác sĩ quân đội Mỹ Marv...

Vành khăn quý phái

Trong ký ức của tôi vẫn lưu giữ hình ảnh một nàng dâu xứ Huế mặt hoa da phấn, xúng xính trong chiếc áo dài thêu hình loan phượng điểm xuyết...

Một thời tiệm may Sài Gòn

Sài Gòn từng có một thời các tiệm may ăn nên làm ra. Không biết thuở hoàng kim của nghề thợ may khởi phát từ lúc nào nhưng vào thời...

Nguồn gốc hai chữ “cù là”

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi...

Tết xưa của người Tràng An

Tết xưa của đất Tràng An mang phong vị rất riêng, ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ. Tết nay đến rồi, dư âm của Tết...

Exit mobile version