Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những điều thú vị về đất nước Triều Tiên

Thế giới ngày càng trở nên quan tâm nhiều hơn đến Bắc Triều Tiên và cách sống của họ. Tuy nhiên, dường như chúng ta lại biết rất ít về đất nước này. Ngay cả những người có mặt ở đó cũng có nhiều mâu thuẫn tư tưởng.

Triều Tiên từ lâu được coi là đất nước bí ẩn của thế giới hiện đại, quốc gia này có rất nhiều những quy tắc nghiêm ngặt, điều bình thường trong cuộc sống của họ lại là thứ đáng ngạc nhiên với chúng ta.

Chính vì vậy, chúng tôi đã sưu tầm nhiều thông tin hấp dẫn và chưa rõ ràng về Bắc Triều Tiên, điều này có thể giúp chúng ta hiểu hơn về đất nước và người dân nơi đây một chút. Mời các bạn cùng tham khảo 13 sự thật thú vị về đất nước Triều Tiên có thể bạn chưa biết nhé!

1. Người Triều Tiên tin rằng cả bán đảo Triều Tiên là một quốc gia thống nhất

Nếu bạn cầm một tấm bản đồ thế giới ở bất kỳ nước nào, bạn sẽ thấy cả Bắc và Nam Triều Tiên ở trên đó bị chia cắt thành hai quốc gia là: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc). Tuy nhiên, người Bắc Triều Tiên chắc chắn rằng chỉ có một Triều Tiên thống nhất: bất kỳ tấm bản đồ nào ở trường học của quốc gia này cũng vẽ một quốc gia thống nhất với thủ đô ở Bình Nhưỡng.

Mặc dù người dân ở cả hai bên đều đã từng mơ ước về một sự thống nhất, nhưng điều này thực sự rất khó xảy ra.

2. Người dân Triều Tiên gọi người Mỹ là “mũi to”


Hình ảnh một người lính Mỹ trên tấm áp phích tuyên truyền từ Bảo tàng Chiến tranh Bình Nhưỡng.

Người Bắc Triều Tiên cho rằng tất cả người Mỹ đều có mũi to, mắt to và râu. Theo lời kể của những người đào tẩu thành công tại Triều Tiên, họ được dạy cách hạ sát binh lính Mỹ trong các lớp huấn luyện tại trường học. Để thực hiện việc này, họ thường sử dụng những hình người giả làm bằng bìa cứng mặc quân phục, có mũi khổng lồ và đôi mắt to màu xanh dương.

3. Bắc Triều Tiên không phải là quốc gia cộng sản


Tháp Chủ thể (Juche Idea) tại Bình Nhưỡng

Mọi người vẫn cho rằng Bắc Hàn theo học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên thực tế, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chỉ có một đảng cầm quyền và hoạt động dù trên danh nghĩa là nhà nước đa đảng với ba đảng tham gia hệ thống chính trị, trong đó Đảng Lao động Triều Tiên giữ vai trò đảng cầm quyền. Đảng Lao động Triều Tiên đề ra thuyết Juche (Chủ thể), một lý tưởng tự chủ phát khởi bởi Kim Nhật Thành, cựu lãnh tụ của quốc gia này.

Thuyết Juche dựa trên các điểm chính là sẵn sàng tự cung tự cấp khi bị bao vây cấm vận, đề cao tinh thần tự lực tự cường khi bị cô lập bởi cấm vận của kẻ thù và mở rộng khi chủ nghĩa xã hội giành được vị thế, kết hợp với thuyết truyền thống Triều Tiên và chủ nghĩa Marx-Lenin.

Theo các nhà sử học tại Triều Tiên, ý tưởng này nảy sinh vào đầu năm 1926 như một sự tiếp nối các giáo lý của Marx-Lenin. Theo thời gian, tất cả những vấn đề đề cập đến chủ nghĩa cộng sản bắt đầu bị xóa sổ khỏi hiến pháp Bắc Triều Tiên. Trong ấn bản cuối cùng được thông qua năm 2009, nó đã biến mất hoàn toàn.

4. Người dân Bắc Triều Tiên không cần đóng thuế thu nhập

Bắc Triều Tiên là một trong số ít quốc gia trên thế giới mà người dân không phải trả bất kỳ khoản thuế thu nhập nào. Thuế đã được bãi bỏ vào năm 1974 như là một phần của “thế giới cũ“. Chỉ có các tổ chức và cá nhân đang kiếm tiền ở nước ngoài là vẫn phải chịu trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước mà thôi. Tuy nhiên, mọi thứ có thể sớm thay đổi: có tin đồn rằng chính phủ đang có kế hoạch đưa thuế thu nhập trở lại trong tương lai gần.

5. Người Triều Tiên xem các bộ phim Mỹ mà không hề nhận ra

Ở Bắc Triều Tiên, họ chỉ thích xem phim Hollywood. Ví dụ, Titanic và Die Hard. Tuy nhiên, người Triều Tiên thường không biết chính xác nơi những bộ phim được quay. Rốt cuộc, họ nhận ra không chỉ có người Mỹ là mũi to.

Việc xem phim Hàn Quốc còn nguy hiểm hơn nhiều, vì nếu họ xem các kênh của Hàn Quốc mà bị phát hiện có thể sẽ phải đối mặt với án tử.

Một sự thật thú vị là Kim Il-sung sinh vào ngày 15 tháng 4 năm 1912, là ngày tàu Titanic chìm.

6. Hoa Kimilsungia và hoa Kimjongilia


© Laika ac/wikimedia © Vladimir Lysenko/wikimedia

Một điều thú vị ở Triều Tiên là hai loài hoa có cái tên “hao hao” tên của hai vị lãnh tụ đã mất: Hoa Kimilsungia (Kim Il-sung) và hoa Kimjongilia (Kim Jong-il). Hoa Kimilsungia (hoa Kim Nhật Thành) là một loại cây trồng lai thuộc chi Lan hoàng thảo của họ Lan được cấy ở Indonesia và hoa Kimjongilia (hoa Kim Chính Nhật) là loài hoa thiêng liêng không thể thiếu trong lễ kỷ niệm.

Tại Triều Tiên, bất cứ một lời nói nào liên quan đến việc chế nhạo hoặc làm tổn hại đến thanh danh của những vị lãnh tụ, người dân có thể bị bắt cải tạo hoặc nặng hơn là xử tử. Tuy nhiên, hai loài hoa này lại không bị coi là điều ảnh hưởng đến tên gọi của các vị lãnh tụ và hàng năm người dân tại đây đều có các cuộc triển lãm về hai loài hoa đẹp này.

7. Bắc Triều Tiên là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới


Tàu đánh cá của Bắc Triều Tiên ở Rason

Đối tác thương mại chính của CHDCND Triều Tiên là nước láng giềng Trung Quốc, chiếm khoảng 60% lượng hàng xuất khẩu của cả nước. Một trong những mặt hàng xuất khẩu chính tại Triều Tiên là cá và các loại hải sản khác, chiếm ¼ tổng số hàng hoá bán ra nước ngoài. Bắc Triều Tiên nằm trong số 20 quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản.

Bên cạnh đó, mặt hàng xuất khẩu khác tại Bắc Triều Tiên còn có các loại tượng đài, được sản xuất theo yêu cầu của các vị khách nước ngoài. Studio nghệ thuật Mansudae nổi tiếng là nơi chuyên tạo ra các tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, các loại tranh và thảm trang trí tuyệt đẹp. Hơn nữa, Mansudae còn là một doanh nghiệp đem về hàng triệu USD cho chính phủ từ các dự án xây tượng đài, đài kỷ niệm, bảo tàng, sân vận động và cả lâu đài. Họ có rất nhiều khách hàng ở khắp thế giới, nhất là châu Phi.

8. Kim Il-sung được coi là nhà lãnh đạo đời đời của CHDCND Triều Tiên

Bắc Triều Tiên là quốc gia duy nhất trên thế giới có hình thức cai trị độc đáo: necrocracy. Đó chính là lý do Kim Il-sung được tôn sưng – Lãnh đạo đời đời của Triều Tiên. Còn những vị lãnh đạo đời sau như Kim Jong-un, sẽ được gọi với danh hiệu Lãnh tụ tối cao của CHDCND Triều Tiên, Tư lệnh Tối cao của Quân đội và Chủ tịch Đảng Công nhân.

9. Chương trình Arirang có sự tham gia của 0,4% dân số cả nước


Lễ hội Arirang năm 2012 được tổ chức để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Kim Il-sung

Lễ hộ Arirang là hoạt động đại chúng lớn nhất và được đưa vào Sách kỉ lục Guinness. Khoảng 100.000 người tham gia mỗi năm và trong khi toàn bộ dân số của đất nước này vào khoảng 25 triệu người. Hơn nữa, chương trình được tổ chức tại Rungrado 1st of May Stadium – sân vận động lớn nhất thế giới với sức chứa 114.000 người.

10. Có một ngôi làng tuyên truyền ở vùng biên giới Hàn Quốc


Kijong-dong, “Làng hòa bình”

Nằm sát biên giới với Hàn Quốc, làng Kijong-dong được xây dựng để cho nước láng giềng phía Nam thấy tất cả đặc quyền khi được sống ở miền Bắc. Ngôi làng được xây dựng vào những năm 1950 khi điện là một thứ xa xỉ ở vùng nông thôn ở cả hai bên biên giới.

Ánh sáng xuất hiện trong các tòa nhà theo đúng lịch trình, đường phố được tuần diễu bởi các binh lính và hình ảnh người phụ nữ lau cửa sổ được nhìn thấy trong suốt 15 năm. Sau này, khi công nghệ tiên tiến người Hàn Quốc có thể nhìn thấy rõ ngôi làng đó, thực tế các ngôi nhà ở Kijong-dong không có gì ngoài những chiếc hộp rỗng: không có sàn nhà, trần nhà, hoặc các bức tường phía trong.

11. Ai “hét to” hơn?


Một góc nhìn ở Kijong-dong và cột cờ cao 160 mét – cao nhất thế giới tính đến năm 2010. Nguồn ảnh: © Marcella/flickr

Có một câu chuyện thú vị khác liên quan đến Kijong-dong. Trong nhiều năm, nó mở loa phóng thanh mô tả những thú vui khi sống ở Bắc Triều Tiên cho những người ở phía Nam.

Tuy nhiên, trong năm 2004, khi nhận ra sự vô ích khi đi lôi kéo người láng giềng, Bắc Triều Tiên bắt phát đầu phát sóng những cuộc diễu hành quân sự trong 20 giờ đồng hồ mỗi ngày và với âm thanh lớn. Người miền Nam đáp trả bằng những bản nhạc rock nổi tiếng của họ. Khi tiếng ồn lên đến mức không thể chịu nổi, cả hai bên đã tắt tiếng và giữ ôn hòa.

12. Cái tên Kim Jong-un là duy nhất

Ở Bắc Triều Tiên, trẻ em không được đặt tên trùng với tên của nhà lãnh đạo. Nếu một đứa trẻ được đặt tên như vậy trước khi nhà lãnh đạo “lên ngôi”, cha mẹ phải đổi tên khẩn cấp. Đây không phải là điều cấm mới được ban hành: năm 2011, cha của Kim Jong-un, Kim Jong-il đã ban hành một nghị định tương tự về tên của mình. Tuy nhiên, người đầu tiên làm việc này là ông nội và bố của họ, Kim Il-sung, và tất cả những điều cấm đoán trước đó vẫn còn hiệu lực.

13. Bắc Triều Tiên có nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với cả nam và nữ

Rất nhiều quốc gia trên thế giới có nghĩa vụ quân sự bắt buộc, nhưng có lẽ không ở đâu lâu như ở Triều Tiên: tất cả nam giới trên 18 tuổi phải phục vụ trong quân đội 10 năm. Cho đến năm 2003, thậm chí quy định còn lên tới 13 năm.

Vào năm 2015, phụ nữ cũng bắt đầu phải nhập ngũ, tuy nhiên với khoảng thời gian ngắn hơn: sau khi tốt nghiệp trung học đến khi 23 tuổi. Điều đáng ngạc nhiên là quốc gia này có một lực lượng quân đội hùng hậu và tích cực với khoảng 1 triệu người (đứng thứ tư trên thế giới), với gần 6 triệu nhân viên bán quân sự.

Bonus thêm: Những tấm áp phích ở Triều Tiên


“Chúng ta hãy thực hiện nuôi cá quy mô lớn trên khắp cả nước!”

Như đã biết, những tấm áp phích tuyên truyền ở Bắc Triều Tiên luôn xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước. Những tấm áp phích kêu gọi phục vụ đất nước có ở mọi ngóc ngách trên các con phố thủ đô Bình Nhưỡng. Nếu đi du lịch đến đó, thậm chí bạn có thể mua một vài áp phích quảng cáo của Triều Tiên. Điều đáng ngạc nhiên hơn là chúng đều được vẽ bằng tay!

Lịch sử hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam

Air Việt Nam, hay Việt Nam Hàng không, là hãng bay chính thức duy nhất ở thời Việt Nam Cộng Hòa. Hãng khai thác đường bay Sài Gòn đi tỉnh,...

Vai trò tộc trưởng xưa và nay khác nhau như thế nào?

Ngày xưa việc họ là cứ vào tộc trưởng. Họ lớn có tộc trưởng họ lớn; các chi có trưởng chi . Tộc trưởng có quyền lợi, nghĩa vụ rõ...

Giải mã điềm báo Ù tai trái, Ù tai phải theo giờ

Cơ thể con người có khả năng phát sinh ra những dự báo về tương lai thông qua thần khí, tướng mạo bên ngoài. Trong số đó, ù tai là...

Đôi nét về nghệ thuật tranh lụa Trung Hoa

Trước khi phát minh ra giấy vào vào thời Đông Hán (thế kỷ 1), hội họa Trung Hoa được thực hiện trên lụa là chủ yếu. Lụa được căng ra...

Nhà thờ Bắc Ninh – Biểu chứng lịch sử đức tin và kiến trúc

Vào năm 1889, Đức Cha An-tô-ni-ô Cô-lô-mơ Lễ (người Tây Ban Nha) – giám mục tiên khởi Bắc Ninh đã mua một mảnh đất cách thành cổ Bắc Ninh chừng...

Ngày xưa thân ái

Vào mấy năm cuối Đại Học, mỗi kỳ hè tôi thường buộc mình phải đọc một tác giả, khi thì Doãn Quốc Sỹ, khi Lê Tất Điều... Hè trước năm...

Sơ lược về lịch sử các dòng họ ở Việt Nam

Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp – Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt...

Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho chân chính Miền Nam

Hôm nay chúng ta kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu, theo quan niệm chung của chúng ta là kỷ niệm một nhà văn. Nhưng theo sự thực lịch sử, trên căn...

Nguyên nhân tục đốt vàng mã.

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy. Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn...

Bên trong nhà tù trăm tuổi khét tiếng Hà Tiên

Nhà tù này trước đây được gọi là khám Hà Tiên, do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1897 với chi phí 1.800 đồng Đông Dương. Nằm ở phía...

Ngày về trong giấc mơ hoa

Số tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Giác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng trong số đó đã có 2 tuyệt phẩm là Mơ hoa và Ngày về. Đó...

Xích Lô Hà Nội

Trong tâm khảm của người dân Việt Nam, đâu đó vẫn còn hình dáng chiếc xe xích lô, một thời đưa đi đón về những thực khách nội địa và...

Exit mobile version