Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những nhà thờ lâu đời ở Việt Nam

Nước Việt Nam không chỉ có nhiều ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo mà những nhà thờ  cũng xuất hiện từ rất lâu đời. Đa phần những nhà thờ ấy được xây dựng từ thời Pháp và tồn tại cho đến ngày nay, mang tín ngưỡng tâm linh vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ đưa các bạn đến với những nhà thờ lâu đời ở Việt Nam để hiểu sâu hơn về lối kiến trúc cũng như ý nghĩa tâm linh của chúng trong cuộc sống con người.

Nhà thờ đá Sa Pa.

Nhà thờ đá Sa Pa được người Pháp xây dựng với mục đích truyền bá đạo Cơ Đốc vào vùng núi Tây Bắc của Việt Nam, đến nay cũng đã gần 122 năm tuổi.

Nhà thờ xây dựng vào năm 1895, tổng khuôn viên có diện tích hơn 6.000 mét vuông, bao gồm nhiều khu mang đậm lối kiến trúc Gothic phương Tây cổ kính mang đến một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng. Cổng nhà thờ hướng về phía Đông để có thể đón nhận hết nguồn ánh sáng thiêng liêng của Chúa Trời. Khu tháp chuông hướng về phía Tây mang ý nghĩa hướng về nơi ra đời của Chúa Kitô. Sân xung quanh nhà thờ được xây bằng đá, mái ngói, trần nhà là vôi rơm.

Nhà thờ Lớn Hà Nội.

Nhà thờ Lớn Hà Nội cũng mang đậm lối kiến trúc Gothic châu Âu thời Trung Cổ, được xây dựng từ năm 1887 và cho đến ngày hôm nay đã trở thành một địa điểm vô cùng quan trọng và tôn kính đối với những người theo đạo.

Nhà thờ Lớn Hà Nội còn được biết đến cái tên chính thức là nhà thờ chính tòa Thánh Giuse và cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Có thể nói nhà thờ này được xem là nhà thờ cổ nhất của Hà Nội, trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh vô cùng thường xuyên và quan trọng cho các giáo dân tại Hà Nội. Chiều dài nhà thờ là 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m, những trụ đá to nặng được đặt ở bốn góc và phía trên đỉnh cao nhất đặt một cây thánh giá bằng sắt.

Nhà thờ Hàm Long

Nhà thờ Hàm Long được biết đến là một nhà thờ Giáo hội Công giáo Rôma, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, tọa lạc tại số 21 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm. Đây không chỉ là một trong những nhà thờ lớn và nổi bật tại Hà Nội, mà còn là một trong các nhà thờ cổ nhất của Việt Nam.

Nhà thờ Hàm Long được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Việt du học tại Pháp có tên là Doctor Thân, được hoàn thành vào năm 1934 với chiều cao 17m. Điểm gây chú ý của nhà thờ là từ những vật liệu xây dựng như: rơm, hồ vôi, nứa, giấy bản,… để tạo các vòm cuốn, có tác dụng rất tốt trong việc phản âm khi hành lễ cùng các họa tiết dây thừng kiểu dây áo dòng Phanxicô vô cùng độc đáo được khắc họa trên các cột và bàn thờ.

Nhà thờ An Thái

Nhà thờ Giáo xứ An Thái hay còn được biết với tên khác là nhà thờ Kẻ Bưởi, nằm tại phường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội, xây dựng vào những năm 1893-1907. Cho đến ngày nay, nhà thờ trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn sừng sững đứng đó như một biểu tượng về lòng tin đối với Đức Chúa Trời của người dân An Thái. Nhà thờ nổi bật với lối kiến trúc Phục Hưng, tinh tế trong từng họa tiết trang trí, diện tích không lớn nhưng vẫn thể hiện được sự tôn nghiêm và trở thành một trong những nhà thờ cổ nhất của Việt nam hiện nay.

Nhà thờ Phú Nhai

Nhà thờ Phú Nhai tọa lạc ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, còn được biết với cái tên gọi khác là “Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội Phú Nhai”.

Nhà thờ Công giáo Rôma này thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam. Có thể nói đây không chỉ là một trong những nhà thờ được xây dựng từ rất lâu đời của Việt Nam mà còn đứng đầu về diện tích. Nhà thờ được xây dựng bằng gỗ vào năm 1866 bởi linh mục Chính xứ và cho đến ngày hôm nay luôn là một trong những nhà thờ quan trọng của giáo dân trong tỉnh mà còn thu hút được sự quan tâm của giáo dân khắp nơi về sinh hoạt đạo.

Nhà thờ đá Phát Diệm.

Nhà thờ đá Phát Diệm hay nhà thờ chính tòa Phát Diệm đều chỉ về một quần thể nhà thờ Công giáo tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ được xây dựng từ 1875 và đến năm 1898 mới hoàn thành. Đây là một công trình Công giáo lớn, tổng diện tích khoảng 22 ha và được xây dựng toàn bằng đá và gỗ tạo nên vẻ cổ kính của một công trình đậm chất kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Một công trình Công giáo được mô phỏng theo kiến trúc đình chùa đã tạo nên một nét độc đáo vô cùng đặc biệt không thể nhầm lẫn được, ngày càng trở nên cổ kính và trang nghiêm hơn.

Nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng cũng được biết đến như một trong các nhà thờ cổ nhất của Việt Nam được xây dựng vào năm 1892, nằm tại tỉnh Phú Yên. Khuôn viên nhà thờ rộng 5.000 mét vuông, đậm chất kiến trúc Gothic nổi bật với nhiều hoa văn trang trí độc đáo. Nhà thờ có hai lầu chuông đặt hai bên, giữa là thập tự giá, tất cả đều được sơn một màu xanh xám hòa cùng vẻ đẹp khung cảnh cây lá xung quanh tạo nên nét cổ kính và trang trọng.

Nhà thờ tuy có diện tích nhỏ nhưng khuôn viên thì khá rộng, rợp bóng mát với những hàng cây sa-kê to lớn. Nét đặc biệt của nhà thờ nằm ở khu hầm nhỏ phía dưới một ngọn đồi giả, được xây dựng vô cùng công phu với nhiều hình ảnh chạm trỗ về thánh Anre Phú Yên.

Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang

Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Đá, nhà thờ Ngã Sáu,… được cha xứ Louis Vallet khởi công xây dựng vào năm 1928 và đến 1933 thì hoàn thành. Từ xa nhìn lại, nhà thờ hiện lên như một tòa lâu đài cổ được ghép lại từ những phiến đá màu xám tro.

Đây cũng là một công trình được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic, nét đặc trưng của kiến trúc nhà thờ Thiên chúa giáo phương Tây, mang đến sự cổ kính và trang trọng.

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà không chỉ được biết đến với tư cách là một trong những nhà thờ cổ nhất của Việt Nam mà còn là một công trình nổi bật với lối kiến trúc vô cùng độc đáo, nằm tại quận 1 của thành phố năng động và náo nhiệt. Đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Sài Gòn, trở thành điểm thu hút du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước.

Nhà thờ được xây dựng bởi một kỹ sư người Pháp có tên là Bourard, khởi công từ năm 1877 và hoàn thành vào năm 1880. Nhìn bề ngoài, nhà thờ tựa theo kiểu của nhà thờ Đức Bà Paris. Đây là một công trình kiến trúc kỳ vĩ với những khu được xây dựng vô cùng to lớn. Hai tháp chuông cao đến 57m, chiều dài của Thánh đường là 133m, ngang 35m và cao 21m. Bên cạnh đó, nhà thờ còn có đến 6 chuông lớn đặt dưới lầu và đến 56 ô cửa kính màu cho toàn bộ thánh đường đều do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.

Nhà thờ Chợ Quán.

Nhà thờ Chợ Quán được xem là một Thánh đường Công giáo cổ nhất tại Sài Gòn, tọa lạc tại quận 5. Trải qua nhiều lần xây dựng và đập phá, cho đến năm 1882, nhà thờ mới được đặt lại một nền móng mới bởi cha Nicolas Hamm. Nhà thờ được khánh thành vào năm 1896 và tồn tại cho đến ngày hôm nay, là nơi sinh hoạt của giáo dân quanh khu vực.

Cũng giống như những nhà thờ khác, nhà thờ Chợ Quán cũng được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic, nổi bật với tháp chuông nhọn, cổng vòm cao lớn được đỡ bằng các trụ. Nét nổi bật của nhà thờ là tháp chuông khá đồ sộ, gồm 3 tầng là tầng kéo chuông, tầng để chuông và đỉnh tháp.

Nhà thờ Huyện Sỹ.

Nhà thờ Huyện Sỹ (tên chính thức là: Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ) là một nhà thờ công giáo cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Sài Gòn.

Thành lập năm 1859. Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của LM Bouttier, đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và đường Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng). Ông bà Đạt còn có công xây nhà thờ Chí Hòa và Hạnh Thông Tây. Ông Đạt qua đời năm 1900 (khi nhà thờ chưa xây xong), vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài qua đời năm 1920.

Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi, do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philipphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn quen gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này. Tháp chuông chính cao 57 m kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois.

***

Trên đây là những nhà thờ lâu đời của Việt Nam còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Nhìn chung, các nhà thờ ấy đều đặc trưng bởi lối kiến trúc Gothic, thể hiện sự tin tưởng vào Chúa Trời của những giáo dân, mang ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng./.

Chuyện về hai ngọn thác tuyệt đẹp của Đà Lạt bị con người bức tử

Thác Liên Khương và thác Gougah là hai ngọn thác kỳ vĩ nằm trên sông Đa Nhim, từng được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia. Tiếc là cả...

Cuba nghèo vì Fidel Castro hay vì Mỹ?

Để đánh giá một cách khách quan di sản của Castro, sự phát triển của Cuba và những cải cách ngày nay, chúng ta không thể vờ như sự phong...

Những hình ảnh quý giá về Đông Dương năm 1930

Làng chài bên vịnh Hạ Long, giã gạo ở Tây Nguyên, đồn điền cao su An Lộc… là loạt ảnh tư liệu lịch sử quý giá về Đông Dương khoảng...

Lợn mẹ giết lợn con

Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi...

Dân tộc Kinh ở Trung Quốc

Vào đời Minh, một nhóm người từ vùng Đồ Sơn, Việt Nam di cư sang đất Quảng Tây. Nhóm người này thuộc tộc Kinh, dân tộc chủ yếu của Việt...

Loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991

Hiệu thuốc của người Hoa, bến xe Chợ Lớn, nhà trọ ở đường Lê Quang Sung… là loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991 của nhiếp ảnh gia...

Chuyện chiếc ô của vị phú thương và bài học về sự bình tĩnh

Bình tĩnh là trí khôn, là sự dẻo dai, linh hoạt, là “viên linh đan” cho tinh thần, là chìa khóa thành công trong cuộc sống. Sự bình tĩnh sẽ...

Cứu hộ cứu nạn trên biển thời Nguyễn

Cứu hộ cứu nạn trên biển từ góc nhìn “văn bản” Sử sách từ thế kỉ XVII đã nhắc đến việc bị nạn trên vùng biển xa bờ là quần...

Những hình ảnh khó quên về đời thường ở Sài Gòn năm 1970

Cùng xem những hình ảnh rất sống động về Sài Gòn năm 1970 được ghi lại qua ống kính của cựu binh Mỹ tên Mark. Ảnh: Smugmug.com. Chợ Bến Thành,...

Tần kiếm – Trí tuệ vượt bậc của người xưa!

Kiếm đồng được sử dụng phổ biến vào thời Tiền Tần. Vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, kỹ thuật đúc kiếm cổ đại đã đạt đến đỉnh cao. Thanh...

“Đại Cồ Việt” là quốc hiệu có thật

Trên Trang Việt Hán Nôm (fanzung.tk), tác giả Phan Anh Dũng có bài “Góp thêm một ý về quốc hiệu Đại Cù Việt”, cho rằng “Cù Việt" cũng có thể...

Người Huế

Tôi về trong một buổi chiều hanh nắng. Cơn mưa rào vừa dứt, thỉnh thoảng vài hạt lắc rắc rơi trên tấm kính xe như dọa dẫm tôi: "À há,...

Exit mobile version