Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nơi an nghỉ của cha con danh tướng Nguyễn Tri Phương

Ngày 20/11/1873, trong trận bảo vệ thành Hà Nội, Phò mã Nguyễn Lâm tử trận, danh tướng Nguyễn Tri Phương trọng thương và bị địch bắt. Khước từ mọi dụ dỗ của kẻ thù, ông đã tuyệt thực cho đến chết.

Nơi an nghỉ của cha con danh tướng Nguyễn Tri Phương là một gò đất nằm giữa cánh đồng lúa thuộc địa phận làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Trong hai ngôi mộ ở đây, ngôi mộ ở ngoài là của Nguyễn Lâm, con thứ hai của danh tướng Nguyễn Tri Phương, người được phong Phò mã Đô úy thời vua Tự Đức.

Mộ danh tướng Nguyễn Tri Phương nằm phía sau, chếch về bên trái so với mộ người con trai.

Mộ của ông được xây theo cách thức phổ biến của mộ các bậc công thần thời phong kiến, với vòng tường thấp bao quanh, hai bên trụ cổng có cặp nghê.

Sau cổng là nhà bia.

Tấm bia đá trước mộ tướng Nguyễn Tri Phương.

Mộ phần được xây bằng hợp chất ô dước vôi, cát, mật, có hình dáng một tòa đình với hai tầng mái.

Hình rồng đắp nổi trên bình phong sau mộ.

Cận cảnh tượng nghê trước mộ danh tướng Nguyễn Tri Phương.

Mộ Phò mã Nguyễn Lâm về tổng thế có cùng kiểu cách với mộ người cha, nhưng có nhiều khác biệt về chi tiết.

Trước mộ có bình phong trang trí hình hổ đắp nổi.

Tượng nghê trước cổng mộ.

Nhà bia.

Mộ phần Phò mã Nguyễn Lâm hình chữ nhật, bốn góc có bốn trụ với chóp nhọn phía trên. Mặt trên mộ bằng phẳng, đắp đất cho cỏ mọc.

Hình tượng trang trí trên bình phong hậu.

Ngược dòng lịch sử, dưới thời nhà Nguyễn, Nguyễn Tri Phương là một đại danh thần, Tổng chỉ huy quân đội triều đình chống lại quân Pháp ở các mặt trận Đà Nẵng 1858, Gia Định năm 1861 và Hà Nội 1873. Phò mã Nguyễn Lâm đã sát cánh cùng ông trong nhiều trận chiến.

Ngày 20/11/1873, trong trận bảo vệ thành Hà Nội, Phò mã Nguyễn Lâm tử trận, tướng Nguyễn Tri Phương bị trọng thương và bị địch bắt. Khước từ mọi dụ dỗ của kẻ thù, ông đã tuyệt thực cho đến chết.

Cảm khái trước sự hi sinh anh hùng của hai cha con tướng Nguyễn Tri Phương, vua Tự Đức đã lệnh đưa thi hài về an táng tại cánh đồng quê hương…

20 ngôi chùa Phật giáo tuyệt đẹp

Hiện chùa Trấn Quốc và chùa Bửu Long của Việt Nam vẫn đang giữ vị trí trong Top 20 ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất thế giới do trang du...

Làm gì nếu bị mắc kẹt trong thang máy?

Có lẽ cơn ác mộng tồi tệ nhất với hầu hết mọi người khi di chuyển trong các tòa nhà cao tầng là bị kẹt trong thang máy. Đây quả...

Làm thế nào để nhận biết nghệ thuật Phục hưng Ý?

Đôi khi chúng ta sử dụng từ phục hưng để nói về sự hồi sinh của một cái gì đó nói chung, nhưng trong lịch sử nghệ thuật, Phục hưng...

Nhớ lại chuyện coi xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Từ lúc còn học tiểu học tôi đã khoái coi xi nê rồi. Lên Trung Học, Đại Học tôi còn mê hơn nữa, gần như tuần nào cũng có đi...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 20

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Đại lược về quan chế – Tất cả danh hiệu và chức quan ngày trước

Đây là bải khảo cứu chi tiết về quan chế ngày trước, hy vọng rằng sẽ giúp ít nhiều cho quý vị có cái nhìn xuyên suốt và tận tường...

Lan man về từ kỵ húy và ngôn ngữ của người Nam Bộ

Tiếng nói không những là phương tiện giao tiếp mà còn là một thứ "căn cước" cho biết mình là người miền nào. Nghe tiếng nói người ta phân biệt...

Ngôn ngữ qua văn chương – Phương ngữ Bắc bộ

Ngày xa xưa, Việt Nam ta trải dài từ Ải Nam Quan xuống đến Mũi Cà Mau. Về mặt địa lý, đất nước được chia làm 3 Kỳ: Bắc kỳ,...

Phong tục ăn uống của người An Nam

Đối với du khách muốn hiểu người An Nam từ trong căn nhà của họ, không gì thú vị hơn là quan sát họ trong khi ăn và nghiên cứu...

Phạm Trọng – Nhạc sĩ “Trường Làng Tôi” và “Mùa Thu không trở lại”

Phạm Trọng sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại và Trường Làng Tôi. Những người...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 4/9 – Xác định vị trí

Có cả thảy mấy vị trí mang tên “Sài Gòn” và tùy thời đại xoay hướng đổi chỗ như thế nào? 1. Prei Nokor,Sài Gòn của Cổ Cao Miên, trước...

Thi cử bậc Phổ thông tại miền Nam ngày xưa

Sang xứ người đã vài thập kỷ, kỷ niệm thời học trò ngày càng lùi dần vào quá khứ. Bất chợt hôm nay có người nhắc lúc này đang là...

Exit mobile version