Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Rạp Kim-Mau ở Ninh Bình – Thú vị về nguồn gốc của tên gọi

Rạp Kim-Mau đã tồn tại 6 thập kỷ, là một trong những rạp chiếu bóng ‘cao niên’ ở miền Bắc. Phía sau tên gọi của rạp là một câu chuyện lịch sử nhiều ý nghĩa.

Lưu bản nháp tự động

Có dịp ghé thăm thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), nơi có nhà thờ đá Phát Diệm nổi tiếng, nhiều du khách không khỏi tò mò thì thấy một rạp chiếu bóng có tên khá lạ là rạp Kim-Mau nằm ở trung tâm thị trấn. Phía sau tên gọi này một câu chuyện lịch sử nhiều ý nghĩa.

Lưu bản nháp tự động

Rạp Kim-Mau nằm ven sông Ân, mặt tiền hướng ra quảng trường sông Ân và quốc lộ 10. Rạp chiếu bóng này đã tồn tại 6 thập kỷ, là một trong những rạp “cao niên” ở miền Bắc.

Theo phân chia địa giới hành chính của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1954-1975 thì Cà Mau là một huyện của tỉnh Bạc Liêu.

Sau khi Ninh Bình và Bạc Liêu kết nghĩa, huyện Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức kết nghĩa với huyện Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Sự kết nghĩa này thể thể hiện qua một số công trình mang tên gắn liền với địa phương kết nghĩa mà rạp chiếu bóng Kim-Mau là một công trình tiêu biểu.

Lưu bản nháp tự động

Không khó để nhận ra cái tên Kim-Mau được ghép từ tên hai địa danh Kim Sơn – Cà Mau. Do trong chính tả cũ Cà Mau được đọc là Cà Mâu nên rạp chiếu bóng Kim-Mau còn có một cái tên khác là Kim-Mâu.

Hiện nay, có hàng ngàn người con của mảnh đất Ninh Bình đang sinh sống và làm việc ở hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Họ đã góp phần quan trọng trong việc vun đắp tình đoàn kết giữa nhân dân ba tỉnh Ninh Bình – Bạc Liêu – Cà Mau.

Ngày nay, diện mạo rạp chiếu bóng Kim-Mau không có nhiều thay đổi so với thời điểm năm 1960, khi rạp được khai sinh từ mối thâm tình Kim Sơn – Cà Mau.

Rạp có diện tích 1,65 ha với sức chứa 800 chỗ ngồi, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của huyện Kim Sơn. Vào dịp Tết, quảng trường trước rạp là chợ hoa, thu hút rất đông người dân địa phương và du khách đến mua bán, tham quan…

Tên gọi của những nút giao thông nổi tiếng Sài Gòn

Những tên gọi như ngã tư Hàng Xanh, ngã năm Chuồng Chó… được đặt cho các nút giao thông nổi tiếng ở Sài Gòn vốn dĩ xuất phát từ những...

Chiến tranh Đại Cồ Việt – Đại Lý, một góc khuất sử Việt

Chiến tranh giữa nước Đại Cồ Việt thời vua Lý Thái Tổ và vương quốc Đại Lý là cuộc chiến mà ngày nay khá nhiều người trong chúng ta chưa...

Bộ bản đồ quý hiếm về 12 đô thị của miền Nam năm 1960

Năm 1960, hãng xăng dầu Standard-Vacuum Oil của Mỹ đã xuất bản bộ bản đồ Khoảng cách Đường bộ Nam Việt Nam dành cho khách du lịch. Đáng chú ý, bộ...

Có ngày tốt hay xấu không?

Viết về phong tục cổ truyền mà cố tình lảng tránh vấn đề này, ắt không thoả mãn yêu cầu của số đông bạn đọc, vì lễ cưới, lễ tang,...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Làm thế nào để nhận biết nghệ thuật Phục hưng Ý?

Đôi khi chúng ta sử dụng từ phục hưng để nói về sự hồi sinh của một cái gì đó nói chung, nhưng trong lịch sử nghệ thuật, Phục hưng...

Các chi tiết trên mái công trình kiến trúc phương Đông

1. Tích (脊): là đường bờ mái, các mặt của mái giao nhau tạo thành đường thẳng (hoặc cong) gọi là “tích”.  Có ba loại tích: Chính tích (正脊): Bờ...

Tản mạn về Nhân Sinh Quan

Nhân sinh quan là gì? Nhân sinh quan (conception de la vie, conception of life) là quan niệm của con người đối với cuộc sống. Như vậy nghĩa là mỗi...

Thầy Lang Phách

Ở lối bên Đan Phượng, có thầy thuốc Nam tên là Phách. Thầy nổi tiếng chẩn đoán bệnh chính xác, ra thuốc chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Ở Hà...

Loạt ảnh Ninh Bình 1991

Khám phá rừng Cúc phương, danh thắng Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình năm 1991 qua loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Đức...

Quốc Học 100 năm

Tại cố đô Huế, 10-2016, trường THPT chuyên Quốc Học hân hoan kỷ niệm 120 năm thành lập. Trân trọng mời quý độc giả gần xa đọc lại Quốc Học...

Sài Gòn trước 1975 qua ống kính của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch

Loạt ảnh tư liệu quý về Sài Gòn trước 1975 của Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Charles F. Rauch, thực hiện trong thời gian ông ở Việt Nam từ...

Exit mobile version