Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

‘Tây Lương Nữ Quốc’ là có thật? – Vương quốc này toàn những ‘mỹ nhân’

Liệu có nơi nào chỉ có phụ nữ sinh sống không? “Tây Lương Nữ Quốc” có thật không, hay chỉ có trong truyền thuyết và phim Tây Du Ký? Trên thực tế, đúng là có một “vương quốc” nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon với toàn các mỹ nhân, và là bộ lạc duy nhất trên thế giới chỉ có phụ nữ sinh sống.

Nhiều người rất quan tâm về chế độ mẫu hệ trong lịch sử, dù sao cũng chưa được tự mình trải nghiệm, cũng có lý do để tò mò. Nhiều người không tin rằng có một nơi như thế tồn tại, họ cho rằng “Vương quốc nữ nhi” chỉ là một thần thoại xa xưa. Còn những người ưa thích khám phá và du lịch, thì nhìn ra thế giới với hy vọng tìm được một “Tây Lương Nữ Quốc” ngoài đời thật, chứ không chỉ trong phim ảnh hay truyền thuyết.

Vương quốc nữ nhi

Kết quả không làm mọi người thất vọng, trên thực tế đúng là có một “vương quốc” mà được tạo nên bởi các mỹ nhân, và là nơi duy nhất trên thế giới chỉ có phụ nữ sinh sống. Đây là một bộ lạc nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, ngoại trừ các bộ tộc xung quanh, thì quanh năm người ta không thể tiếp cận được với bộ lạc “nữ nhi” kỳ bí này. Bộ tộc này có 700 phụ nữ đang sinh sống, không có bóng dáng đàn ông nên được gọi là “Bộ lạc thuần nữ da đỏ”. Họ cũng giống như những phụ nữ mạnh mẽ ở bất kỳ quốc gia nào, họ có ngoại hình đầy đặn và gợi cảm, đặc biệt là rất cá tính.

Trong cuộc sống hàng ngày, những phụ nữ ở bộ tộc này tự mình làm mọi việc. Họ được rèn luyện nghiêm khắc từ nhỏ, nên việc săn bắn, cưỡi ngựa, xây dựng và đẩy lùi kẻ thù… không phải là vấn đề khó, còn cái gọi là “tình yêu” vô cùng hiếm hoi và không ai quan tâm.

Một số du khách thường đùa rằng, những cô gái tan vỡ trong tình yêu có thể đến bộ tộc này để sinh sống một thời gian, sau đó họ sẽ thấy rằng đàn ông thực ra “chẳng là gì cả”. Tất nhiên, đây chỉ là một kiểu nói đùa. Không có đàn ông thì nhiệm vụ sinh sản không thể được hoàn thành, cả nam và nữ thực sự đều quan trọng như nhau và không thể thiếu một trong hai được.

Mỹ nhân của bộ tộc thuần nữ da đỏ rất quan tâm đến phái mạnh – tượng trưng cho gen tốt và thể chất tốt, rất có lợi cho con cháu họ. Đây là điều khiến nam du khách khi đến đây cảm thấy lo lắng.

Bất cứ khi nào “nữ nhân” của bộ lạc này phát hiện được một người đàn ông thích hợp trong các bộ lạc xung quanh, họ sẽ lén lút tấn công và mang người đàn ông đó đi, cho đến khi người phụ nữ ở bộ tộc thuần da đỏ xác nhận rằng họ đã mang thai, lúc đó họ mới thả người đàn ông đó về. 

Nam nhi hãy ‘cẩn thận’

Vì điều này mà rất nhiều nam du khách tỏ ra sợ hãi không dám đến gần “Nữ nhi quốc” này, họ sợ “bị phát hiện” và bị bắt phải ở lại đây. Chỉ mới nghĩ tới đó thôi đã khiến các quý ông “lạnh sống lưng” rồi.

Nếu một phụ nữ ở bộ tộc thuần da đỏ sinh ra bé trai, họ sẽ “mang cho” đứa bé, bộ lạc này chỉ nuôi bé gái. Nhưng sẽ có người từ các bộ tộc xung quanh tới mang bé trai đi, đặc biệt là cha của đứa bé. Vì vậy, tập tục này không gây ra bất cứ thương vong nào cho các bé trai, bạn có thể yên tâm về điều đó.

Tuy đây là bộ lạc mỹ nhân “bằng xương bằng thịt” duy nhất trên thế giới – họ có ngoại hình đẹp và nhân cách tốt – nhưng khách du lịch đều “bỏ chạy”.

Dù sao bộ lạc này còn khá nguyên sơ và nhiều hành vi khó được xã hội văn minh chấp nhận, nên ngành du lịch cũng ít chú ý đến nó. Trên thực tế, điều này cũng nhằm bảo vệ an toàn cho cả người dân của bộ lạc này lẫn khách du lịch.

Có thể sẽ có những ý kiến bất đồng về bộ lạc này, vì sự phát triển khác biệt trong văn hoá và lịch sử ở các vùng miền trên thế giới. Bạn có thể tò mò nhưng không thể can thiệp hay chỉ trích, đây là những yêu cầu cơ bản của những người đam mê du lịch.

Một bộ tộc toàn nữ giới? Bạn nghĩ sao về cách sống của họ?

Theo aboluowang

“Xử dụng” hay “Sử dụng”?

Trong cuốn Ngữ Vựng Tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017). Nơi trang 6, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong số các nhà...

Thiên Thần – Địa Thần – Thủy Thần và hệ thống thần linh các vùng miền

Ngày nay, các nghi lễ trong hệ thống thờ Mẫu Tam phủ đã hội họp cả nghi lễ trong hệ thống Tam phủ thờ ba vị nam thần: Thiên Thần...

Trận ‘đại hồng thủy’ chưa từng có nhấn chìm cố đô Huế năm 1999

Vào năm 1999, một trận lũ lụt chưa từng có trong vòng 100 năm đã nhấn chìm cố đô Huế suốt gần 1 tuần lễ và cướp đi sinh mạng...

Đến từ đâu thì cũng là Phở Việt

Theo chữ Nôm, từ phở gồm có chữ Mễ (lúa) + chữ Ngôn (lời nói) + chữ Phổ (phổ biến). Từ đó có thể hiểu nôm na phở là món...

Tục lệ Cúng Đất ở Huế

Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu (Ca dao Huế) Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng...

Bài Học Về Sự Dối Trá

Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống vừa đi học vừa đi làm. Dần dần, cô phát hiện hệ thống thu vé...

Việt Nam 1931 trong bộ ảnh L’Indochine

Thiếu nữ Huế, tiệm tạp hóa của người Hoa ở Chợ Lớn… là những bức ảnh khó quên về Việt Nam năm 1931 được in trong sách ảnh “L’Indochine” của...

Sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách...

Vì sao nơi làm việc của quan lại được gọi là ‘nha môn’

Trong các tiểu thuyết hay các bộ phim cổ trang thường có những tình tiết dân chúng đến nha môn để khiếu kiện. Vậy vì sao phủ quan, nơi làm...

Nghề xà ích ngày xưa

Cho đến giờ, tôi vẫn còn nhớ như in người đánh xe ngựa ở Mỹ Tho là ông Bảy Tốt, người ta thường ông ‘Xà Tốt’, bởi ‘tài’ xe ngựa...

“Sớn sác” hay “Xớn xác”?

Khi nói về người vô ý vô tứ, thiếu suy nghĩ, thường thích tọc mạch, xen vào chuyện người khác để thị phi hoặc thể hiện trong một lĩnh vực...

Tống Thị Quyên – Một Bi Kịch Chốn Vương Triều Nhà Nguyễn

I - Mở đầu bi kịch Nguyễn Phúc Cảnh (NPC), 4 tuổi phải rời mẹ cha, rời quê hương, theo Giám mục Bá-đa-lộc sang Pháp. Rồi Cảnh ăn ở chung...

Exit mobile version