Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tứ bất tượng – 4 điểm biến chất của các trường đại học Trung Quốc

Nói về giáo dục đại học ở Trung Quốc, từng có một câu bình luận như “hy vọng đi vào, thất vọng đi ra”. Điều này cho thấy sự bất lực của người dân Trung Quốc…

Rõ ràng họ biết rằng mảnh đất này đã bị ăn mòn và biến chất nghiêm trọng, nhưng họ vẫn không thể không trồng trọt trên vùng đất ấy và trơ mắt nhìn cây trái xấu xí cằn cỗi. Tòa tháp ngà, từng được hàng trăm triệu người ngưỡng mộ, từ lâu đã phai mờ vẻ ngoài hoa lệ. Nó không chỉ trở thành một nhà máy sản xuất bằng cấp thừa thãi, mà còn bị xa lánh hoàn toàn bởi “tứ bất tượng” – bốn điểm không giống sau đây.

Không phải quan trường lại giống quan trường

Trong mắt người dân Trung Quốc, các trường đại học luôn là nơi nghiên cứu học vấn để tìm ra nhân tài, chú trọng không khí học thuật. Tuy nhiên, các trường đại học Trung Quốc ngày nay thường thuộc sở hữu của chính phủ, và những tệ nạn hiện tại của hệ thống chính phủ đã được nhân rộng trong các trường đại học, rất dễ tìm thấy các bản sao giống hệt nhau.

Trong hầu hết tất cả các trường đại học Trung Quốc, sẽ có một ban bệ quản lý hành chính khổng lồ, trong đó một số ít người nắm giữ quyền lực và tài nguyên. Kiểu quản lý hành chính giống như độc quyền này tự nhiên trở thành nơi sinh sôi của tham nhũng.

Trong những năm gần đây, Trần Chiêu Phương (Chen Zhaofang) – Phó Hiệu trưởng Đại học Vũ Hán, Lý Hán Xương (Li Hanchang) – Phó Hiệu trưởng Đại học Tài chính và Kinh tế Trung Nam, Mã Lợi Hoa (Ma Lihua) – Trợ lý Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Bắc Kinh, Ngô Thế Minh (Wu Shiming), nguyên Phó Giám đốc Điều hành của Đại học Đồng Tế, và Bạch Đồng Bình (Bai Tongping), Bí thư Đảng ủy Đại học Công nghệ Chiết Giang, đều vì tham ô nhận hối lộ mà bị kết án hoặc tù chung thân. Sự thật đã cho thấy, các trường cao đẳng và đại học đã trở thành một khu vực mới cho các tội phạm tham nhũng hoành hành, trở thành miếng mồi ngon ngọt kích thích ham muốn quyền lực và lợi nhuận của giới trí thức. Trong các trường đại học giờ đây, ham muốn làm quan nhiều hơn, vì nhân dân phục vụ ít đi, chạy quan nhiều hơn, nghiên cứu học vấn ít đi.

Lĩnh vực học thuật đã trở thành một trận chiến danh lợi phù phiếm, đây là một biến thái lớn của các trường đại học Trung Quốc.

Không phải quân doanh lại giống quân doanh

Mọi người đều biết, trong trường đại học có nhiều quy củ, và trường học tiếp nhận những đứa trẻ bị ép đi trên cây cầu độc mộc của cha mẹ chúng, sau đó đường hoàng đóng vai người giám hộ. Không chỉ dùng các loại nội quy trường học ở khắp nơi để quản lý, có trường học thậm chí trực tiếp áp dụng cách quản lý quân sự hóa, đến sớm về muộn đều yêu cầu phải báo cáo, hễ một chút “gió thổi cỏ lay” liền cảnh cáo “thẻ vàng” ..

Trên thực tế, việc “chăm sóc” quá mức như vậy không chỉ trái với mục đích của trường đại học là để trau dồi tính cách và tinh thần độc lập cho sinh viên, mà còn không phải là phương pháp để đào tạo sinh viên đại học. Đối xử với những sinh viên đại học trưởng thành như những đứa trẻ chưa cai sữa, dựng trại để giám sát… đều sẽ không đạt được việc xã hội hóa con người.

Việc quân sự hóa quả thật giúp cho trường học bớt đi không ít chuyện, nhiều trường học ở Trung Quốc cũng nổi tiếng bởi kỷ luật nghiêm minh và tinh thần học tập nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi sinh viên tốt nghiệp và tiến vào xã hội, một khi mất đi sự hướng dẫn và bảo vệ, liệu chúng sẽ đối diện như thế nào đây?

Không phải kỹ viện lại giống kỹ viện

Một số người nói rằng không có “đại sư” trong các trường đại học Trung Quốc, đây là một thực tế đã được công nhận. Và một thực tế khác là các trường đại học Trung Quốc đều có tình nhân. Vào tháng 5/2010, một số hộp đêm ở Bắc Kinh đã bị điều tra, trong đó có không ít nhân viên phục vụ là là sinh viên đại học, thậm chí còn có nhiều nữ giảng viên. Vào tháng 8/2010, Mạng truyền hình Trung Quốc đã báo cáo rằng Đại học Sư phạm Hoa Nam Trung Quốc đã phân loại hành vi ‘sống thử và phá hoại hôn nhân của người khác’ là vi phạm nội quy của trường, các sinh viên liên quan sẽ bị cảnh cáo, trừng phạt hoặc thậm chí bị đuổi học. Thật trùng hợp, Đại học Sư phạm Trùng Khánh cũng có nội quy trường học tương tự, nếu phát hiện có người phục vụ ở hộp đêm, làm tình nhân thứ hai, làm người tình một đêm… sẽ bị đuổi khỏi trường.

Việc cấm làm tình nhân, phụ nữ thứ ba… đã được viết vào nội quy của trường, điều này đã cho thấy rằng những sự cố tương tự không phải là hiếm. Khi xã hội thịnh hành việc tôn sùng tiền bạc, chạy theo xu hướng “cười nghèo không cười kỹ nữ”, truyền thống đảo lộn, thì những người bảo vệ các trường đại học Trung Quốc không những không chăm sóc tốt vùng đất Tịnh thổ, ngược lại còn biến nó thành một bể nhuộm khổng lồ, đạo đức và liêm sỉ bị che mờ.

Không phải ngục giam lại giống ngục giam

Đại học và ngục giam đều là nơi hội tụ những tinh anh, ngũ độc đều có đủ, nếu nói giống nhau thì dường như là chuyện hoang đường, nhưng ở Trung Quốc, quyền tự chủ và dân chủ của sinh viên đại học bị kìm kẹp là giống với trong nhà tù. Ngoài hàng dài các quy định nghiêm ngặt của trường học, việc tước quyền được nói, quyền tự do ngôn luận của sinh viên cũng là một biểu hiện của sự biến thái của các trường đại học Trung Quốc.

Một trường đại học nên là nơi phản ánh tốt nhất cho tự do, bình đẳng và dân chủ, và đó là nơi quan trọng để học dân chủ, thực hành dân chủ, tuyên truyền dân chủ và phát huy dân chủ. Tuy nhiên, các trường đại học Trung Quốc về cơ bản là các trường đại học thiếu dân chủ, và tinh thần của Phong trào Ngũ Tứ đã biến mất (Phong trào Ngũ Tứ: Ngày 4/5/1919, hơn 3000 học sinh sinh viên của 13 trường đại học Bắc Kinh đã tập hợp trước quảng trường Thiên An Môn, tiến hành biểu tình thị uy trên các đường phố Bắc Kinh để chống lại Hiệp ước Versailles và 21 điều của Nhật Bản). Cái gọi là tự chủ của sinh viên không gì khác ngoài một nền dân chủ giả tạo dưới sự kiểm soát từ xa của trường học. Nếu dân chủ cũng là một nguồn tài nguyên khan hiếm trong các trường đại học, và chỉ có ở trong tay những người vung vẩy dùi cui, thì sinh viên đại học Trung Quốc thực sự bị giam cầm trong một nhà tù vô hình.

Nếu có một ngày, các trường đại học biến dị này của Trung Quốc tràn vào các thị trường tự do, sa mạc học thuật.., thì e rằng những tù nhân sinh viên này sẽ đều vỡ mộng và choáng váng, và họ sẽ rời bỏ “tòa tháp ngà” mà đi!

Hòa AnTheo Xin Lijian / secretchina.com

Sài Gòn những năm 90

Sài Gòn những năm 90, phố phường đông đúc, con người thân thiện… Thành phố vang bóng một thời giờ đã phần nào nằm trong ký ức. Sài Gòn nay...

Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương...

Tàu thuyền Trung Quốc dưới thời Gia Tĩnh triều Minh

Một tác phẩm của Trung Quốc tuy xa lạ đối với người Việt Nam, nhưng nếu nghe qua tên tác gỉả thì hầu như ai cũng biết. Tác phẩm có...

Tham tri Phạm Thế Hiển (…1861)

Vào cuối xuân năm Tân Dậu (1861) tức là năm thứ mười bốn triều vua Tự Đức, cách đây chín mươi bảy năm Tham tri Bộ Binh Phạm Thế Hiển...

Chữ CEE trên các trạm biến áp ở Sài Gòn nghĩa là gì?

Trên các con đường như Pasteur, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương Nếu, bạn thường xuyên bắt gặp những trạm biến áp theo kiến trúc Pháp cổ. Những trạm biến áp...

Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg

Hamburg là thành phố châu Âu đầu tiên tôi ghé thăm, cũng đã hơn mười hai năm rồi, và đã bị choáng ngợp bởi sự hiện đại của nó. Năm...

Nhà thờ đá Bảo Nham ở xứ Nghệ

Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ “độc đáo nhất Đông Dương”. Ngoài...

Tư tưởng ‘nam tôn nữ ti’ có hàm nghĩa chân chính là gì?

Nói đến “nam tôn nữ ti”, rất nhiều người cho rằng đây là Khổng Tử có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, cho rằng thân phận của người nam thì...

Hoài niệm về đường sắt Việt Nam thập niên 1980

Cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990 là thời hoàng kim của ngành đường sắt Việt Nam. Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về những chuyến tàu năm...

Cuộc bút chiến nảy lửa đầu thế kỷ 20 về giá trị của Truyện Kiều

Những năm đầu thế kỷ 20, khi nhóm Nam Phong gây nên phong trào tôn sùng truyện Kiều đã dẫn đến cuộc bút chiến với lớp Nho gia chống đối...

Mối liên hệ giữa từ ngữ Chàm, Việt và Hán Việt

Ngôn ngữ Việt vốn ban đầu cũng đa âm tiết, như ngôn ngữ Chàm ngày nay. Theo thời gian, các từ đa âm tiết chuyển thành đơn âm tiết. Có...

Mong làm điều phải

Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng...

Exit mobile version