Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vế đối “Vũ vô kiềm toả năng lưu khách” và số phận những người ra vế đối lại

Hai câu đối sau đây:

Vũ vô kiêm toả năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân

là của một người làm hay của một người ra và một người đối lại? Người (hoặc những người) đó là ai?

AN CHI: Hai câu đối trên đã được Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch ghi lại trong giai thoại sau đây:

“Nguyễn Giản Thanh, người làng Ông-mặc (làng Me) huyện Đông-ngàn (nay là Từ-sơn) Bắc-ninh. Sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI, sinh năm 1482, mất năm nào không rõ. Ông lúc nhỏ, học rất thông minh, mới mười sáu tuổi đã thông hiểu rất nhiều sách vở, sau đỗ trạng nguyên nên tục gọi là Trạng Me.

Một hôm đang học ở trường, thầy học là thượng thư Đàm Thận Huy vừa giảng bài xong thì trời sập mưa, học trò đều phải ngồi lại. Ông Huy nhân thấy vậy, bèn ra một câu đối để học trò cùng đối cho vui:

Vũ vô kiềm toả năng lưu khách

nghĩa là: Mưa không có then khoá mà giữ được khách.

Nguyễn Giản Thanh đối ngay rằng:

Sắc bất ba đào dị nịch nhân

nghĩa là: Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta.

Ông Huy xem xong khen rằng: “Câu này đối hay lắm, giọng văn này có thể đỗ trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp!”

Tiếp đó, một người học trò tên là Nguyễn Chiểu Huấn lại đối:

Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân

nghĩa là: Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai.

Ông Huy phê: “Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn”

Sau đó, lại có một người học trò khác đối rằng:

Phẩn bất uy quyền dị sử nhân

nghĩa là: Phân cứt chẳng uy quyền gì mà dễ sai khiến người. Ông Huy phê: “Sau này sang nhưng là hạng bỉ lậu!”

Quả nhiên, mấy năm sau, Nguyễn Giản Thanh đỗ thủ khoa, rồi đỗ trạng nguyên đời vua Lê Uy Mục (1508), làm Lễ bộ thượng thư, nhưng vì say đắm một cô gái đẹp ở Kinh mà đến ô danh bại giá. Còn Chiểu Huấn chỉ đỗ bảng nhãn nhưng làm quan và sống yên ổn không xảy ra chuyện gì cả. Riêng người cũng chế là hạng thô lỗ, bỉ ổi” (1)

học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai

Nhưng Việt-nam tự-điển của Lê Văn Đức, quyển hạ, phần II, trang 301, thì lại chép như sau:

“Thuở nhỏ, Nguyễn Trãi đi học tại nhà một ông đồ. Một bữa tan học mà trời mưa dai, tất cả học trò đều không về được. Thấy thế, thầy bèn ra câu đối để các trò có việc làm mà đợi mưa tạnh:

Vũ vô thiết-toả năng lưu khách

Trong tất cả các câu đối lại của học trò, chỉ có câu của Nguyễn Trãi hay nhất:

Sắc bất ba đào dị nịch nhân

nên được thầy khen nhưng bảo sau này Nguyễn Trãi sẽ bị hại vì nhan sắc đàn bà”

  1. Giai thoại văn học Việt Nam, Hà Nội, 1988, tr. 56 – 58.

Vì sao lại gọi “Anh Hai Sài Gòn”?

Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả”? Như thế nào mới là “người Sài Gòn”? Liệu “anh Hai Sài Gòn” và “anh Hai Nam bộ” có...

Nhạc sĩ Trường Sa, phận đời thứ hai và những tác phẩm mới

Có những câu hỏi, tôi tự đặt ra khi nghe xong một loạt những bản nhạc của nhạc sĩ Trường Sa. Là, hình như có một điều gì của đời...

Bên trong Dinh Độc Lập

 Nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn thập niên...

Người ăn xin đi gặp Phật Tổ và thay đổi số mệnh

Trước đây có một người ngày nào cũng ra ngoài đi ăn xin, anh ta rất muốn sống một cuộc sống bình thường, thế nên anh ta luôn xin lương...

Lá thư dụ hàng kỳ quặc nhà Tống gửi vua Lê Đại Hành

Một tờ thủ dụ hàng ngộ nghĩnh, xáo trộn văn chương quân sự, lời lẽ ngoại giao với những luận bàn về y học… Tháng tám năm Canh Thìn (980)...

Cách dùng họ và tên của các dân tộc Việt Nam

Nguyễn Khôi cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006...

Sài Gòn Tết xưa

Saigon xưa luôn là một cảm hứng đối với hầu hết người Sài Gòn ngày nay, dangnho muốn chia sẻ lại những hình ảnh tuyệt vời của ngày xưa. Người...

Bảng đối chiếu tên đường phố Sài Gòn thời Pháp thuộc, VNCH và hiện tại

Sau năm 1975, khoảng gần 1/3 tên đường của Sài Gòn cũ đã được thay đổi… Stt Thời thuộc Pháp  Thời VNCH Hiện tại 1. Boulevard Bonard Lê Lợi Lê...

Hát bội – nét đẹp văn hoá đang dần bị lãng quên

Hát bội, loại hình văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam từng là món ăn tinh thần đặc sắc hàng chục năm về trước, ngày nay theo thời...

Thổ Ngữ Của Tiếng Huế

Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ...

Phan Liêu, Đặng Dung và Nguyễn Trãi: Ba ngã rẽ của số phận

Nguyễn Trãi, Đặng Dung và Phan Liêu đều có tâm sự riêng trước hoàn cảnh bế tắc của dân tộc. Cả ba đều sinh ra và lớn lên cùng thời...

Đốt Vàng Mã Tại Hoa Kỳ

Đám lưu dân Việt hầu như ở khắp địa cầu đã tỏ ra có một cá tính mạnh: đó là đặc tính cưu mang “quê hương” trong lòng thuộc bất kỳ...

Exit mobile version