Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao 2 bánh trên xe máy có kích thước khác nhau?

Có một sự thật không phải ai cũng biết đó là hầu hết xe máy, đặc biệt là các dòng xe tay ga, kích thước bánh trước và bánh sau thường không giống nhau. Cụ thể, bánh trước thường có đường kính lớn hơn so với bánh sau nhưng độ rộng lốp lại hẹp hơn.

Từ những năm 1800, lốp cao su bắt đầu được sử dụng trên bánh xe máy. Khi đó, kích thước của bánh trước và bánh sau đều bằng nhau.

Đến những năm 1900, các nhà sản xuất lốp chuyên nghiệp phát hiện ra rằng việc bánh trước và bánh sau có kích thước giống nhau không tối ưu cho vận hành. Xe có khả năng vận hành tốt nhất là khi kích thước vành bánh trước to hơn và độ rộng lốp lại hẹp hơn bánh sau.


Bánh sau có kích thước nhỏ hơn còn giúp tăng không gian giữa bánh và yên xe.

Kích thước vành bánh trước thường to hơn bánh sau

Bánh trước trên xe máy phải chịu áp lực và có chức năng điều hướng. Vì vậy, kích thước vành lốp lớn hơn sẽ giúp xe có khả năng điều hướng tốt hơn, đặc biệt là khi di chuyển trên những con đường không bằng phẳng. Tất nhiên, không phải cứ càng to càng tốt, các nhà sản xuất cũng đã tính toán để tìm ra kích thước lốp lớn tới mức nào là tốt nhất.

Bánh sau có kích thước nhỏ hơn còn giúp tăng không gian giữa bánh và yên xe. Điều này giúp không gian cốp chứa đồ rộng rãi hơn.

Sự chênh lệch kích thước giữa bánh trước và sau của xe máy cũng góp phần giúp cho giảm xóc trên xe có hành trình dài hơn, giúp xe êm ái hơn trong quá trình vận hành.

Lốp sau thường rộng hơn lốp trước

Bánh sau là bánh chịu tải trọng chính trên xe máy nên việc lốp sau của xe có rộng hơn sẽ giúp tăng diện tích tiếp xúc với mặt đất. Điều này giúp xe có được sự ổn định và cân bằng tốt hơn trong quá trình vận hành.

Việc lốp sau thường rộng hơn cũng giúp xe có điểm tựa tốt để tạo ra lực kéo mạnh hơn, giúp cho quá trình tăng tốc của xe máy nhanh hơn.

Về mặt thẩm mỹ, lốp sau rộng hơn lốp trước còn giúp cho xe có được sự hầm hố và tăng sự sang trọng

Nhịp sống trên đường Catinat thời Pháp thuộc

Sinh hoạt của đường Catinat vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong...

Nhớ về trung tâm ca nhạc Giáng Ngọc thập niên 80

Thời gian từ 1975 đến những năm giữa của thập niên 1980, ở vùng Little Saigon chỉ có vài trung tâm ca nhạc như Thanh Lan, Làng Văn, Tú Quỳnh,...

Bánh “ít” hay bánh “ếch”

Trên Kiến thức ngày nay, số 238, có trả lời bạn đọc rằng “bánh ít” phải được viết thành “bánh ết”. Tôi thấy nhiều quyển từ điển đều viết là...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Đi đường gặp đám tang nên như thế nào?

Hồi mới tiếp quản thủ đô (1954) chúng tôi đã chứng kiến nhiều đám tang rất nghiêm túc, trật tự. Mọi người đi đường đều tự giác tuân thủ kỷ...

Học cách yêu thương cơ thể để sống tích cực hơn

Để được sinh ra trên đời đã là điều không đơn giản, yêu thương chính mình lại càng khó khăn hơn. Sẽ có lúc bạn cảm thấy cơ thể mình...

Một trời Thái Thanh

25  tháng Ba năm 2020 tang lễ Thái Thanh. California đang mùa đại dịch Covid-19. Không thể ra khỏi nhà. Tôi ngồi lặng lẽ cầu nguyện và nhớ chị. Từ...

8 công trình đầu tiên của Sài Gòn xưa

Khách sạn Continental, nhà hát Thành phố, Bệnh viện Chợ Quán, Bưu điện trung tâm... là những công trình đầu tiên được xây tại vùng đất Sài Gòn Gia Định...

Từ “Lễ cầu khéo tay” biến thành “Ngày lễ tình nhân”

Hồi nhỏ, cứ vào ngày Lễ Thất tịch thì ai cũng có dịp được nghe mẹ và bà kể câu chuyện thần thoại về Ngưu Lang và Chức Nữ. Tuy...

Chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam

Trống đồng Sao Vàng thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm. Hệ thống hoa văn trang trí trên trống mang những nét...

Đào Nguyên và Thiên Thai là chốn nào?

Chào mừng đón hỏi dò la, ĐÀO NGUYÊN lạc lối đâu mà đến đây ? Đó là hai câu trong Truyện Kiều tả lúc Thúy Kiều nằm mơ thấy Đạm...

Cầu Ba Cẳng và những truyền thuyết

Người Sài Gòn xưa thường nói “dân chơi cầu Ba Cẳng”. Vậy cầu Ba Cẳng là cây câu nào? Giờ nó ở đâu mà nhiều người Sài Gòn kiếm hoài...

Exit mobile version