Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 sự thật về cơ thể

Bạn cho rằng mình hiểu về cơ thể mình? Nhưng đảm bảo những sự thật dưới đây sẽ khiến bạn há hốc miệng cho coi.

Chúng ta biết rằng, cơ thể người được cho là một kiệt tác của tạo hóa, là một trong những bộ máy kỳ diệu và hoàn hảo nhất.

Và bạn có hay, trên đầu mỗi người có tới 125.000 sợi tóc, chỉ cần một người đàn ông thôi cũng có thể làm bố của toàn bộ dân số Trái đất, hay trong suốt cuộc đời của phụ nữ, chỉ có khoảng 350 trứng trưởng thành và rụng trên tổng số 34.000 tế bào trứng tồn tại mà thôi… Đó đều là những sự thật thú vị về cơ thể con người mà không phải ai cũng biết.

Tuy nhiên, những sự thật về cơ thể chúng ta dưới đây còn khiến bạn “ngã ngửa” hơn nữa cơ.

1. Mỗi người có một vân lưỡi riêng biệt


Giống như dấu vân tay, mỗi người đều sở hữu một vân lưỡi riêng biệt, không ai giống ai.

2. Số lượng vi khuẩn trong miệng chúng ta bằng số người đang sống trên Trái đất, thậm chí còn nhiều hơn


Theo giáo sư William Wade thuộc Viện Nha khoa, trường King’s College London, miệng của một người khỏe mạnh chứa vô vàn vi trùng, virus, nấm, sinh vật đơn bào và vi khuẩn. Vi khuẩn chiếm số lượng đông đảo nhất – khoảng 100 triệu vi khuẩn/ml nước bọt.

3. Móng tay giòn, dễ gãy, không có mảnh khuyết trắng cho thấy cơ thể đang mệt mỏi


Ở người khỏe mạnh, móng tay có màu trắng hồng, bóng và luôn luôn có khuyết trắng ở gốc móng (khoảng 3mm).

Móng tay không có khuyết trắng cho thấy cơ thể đang bị mệt mỏi. Nếu khuyết trắng đó quá lớn (vượt quá 3mm) thì có thể do tăng huyết áp, hoặc tuyến giáp hoạt động thái quá.

4. Số lượng nhóm máu không phải chỉ dừng ở 4 nhóm máu như chúng ta vẫn biết, con số thực tế là 29


Nhóm máu hiếm nhất là O-Bombay, nhóm này xuất hiện phổ biến ở một nhóm gia đình ở Nhật.

5. Mỗi ngày, tế bào máu trong cơ thể di chuyển một quãng đường lên tới 19.312km


Cơ thể bạn chứa trung bình 5,6 lít máu và chúng được tuần hoàn khoảng ba lần trong cơ thể bạn mỗi phút. Trong một ngày, tế bào máu trong cơ thể bạn di chuyển với quãng đường tổng cộng hơn 19.312km.

6. Trung bình, mỗi người tiêu hóa khoảng 35 tấn lương thực trong cuộc đời của mình


Và con số này theo các chuyên gia tương đương trọng lượng của 6 chú voi.

7. Vận tốc khi hắt xì hơi lên tới 161km/h


Luồng khí sản sinh ra khi con người hắt xì có thể đạt vận tốc lên tới 161km/giờ. Bạn không nên nhịn hắt xì hơi, bởi đôi tai sẽ phải gánh chịu một lực tác động rất lớn. Điều này có thể dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh xoang.

8. Trái tim đập 35 triệu nhịp/năm


Ở người trưởng thành, thông thường mỗi phút tim có thể đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp. Và nếu nhân lên trong một năm, số nhịp mà trái tim đập sẽ khoảng 35 triệu – một con số khổng lồ.

9. Mắt người có thể phân biệt đến 10 triệu màu sắc khác nhau


Mắt người được cấu thành từ hơn một triệu các bộ phận có từng chức năng riêng. Mỗi mắt chứa 107 triệu tế bào cảm nhận ánh sáng, bao gồm 7 triệu tế bào hình nón giúp mắt có thể nhìn và phân biệt đến 10 triệu màu sắc khác nhau. Nhưng thật tiếc, bộ não của chúng ta lại không thể nhớ hết được chúng.

10. Mỗi ngày cơ thể con người mất khoảng 1 triệu tế bào da


Các nhà khoa học ước tính mỗi người có khoảng 1,6 nghìn tỷ tế bào da và cứ sau mỗi giờ khoảng 30.000 – 40.000 tế bào sẽ chết. Như vậy, trong khoảng 24 giờ, bạn sẽ mất khoảng 1 triệu tế bào da. Một người trung bình sẽ mất khoảng 18 kg da trong toàn bộ cuộc đời.

Làm Người

1. Làm người, tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt...

Tìm hiểu lại danh xưng “Lạc” vương và “Hùng” vương

Theo truyền thống người Việt Nam, danh xưng “Hùng vương” bao đời nay đã được lưu truyền qua truyền khẩu và thư tịch, tuy nhiên vào đầu thế kỷ XX,...

Ngai của hoàng đế Việt Nam ngày xưa có gì?

Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có...

Loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991

Hiệu thuốc của người Hoa, bến xe Chợ Lớn, nhà trọ ở đường Lê Quang Sung… là loạt ảnh đặc sắc về Chợ Lớn năm 1991 của nhiếp ảnh gia...

Gọi tên là biết Sài Gòn

Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn...

Những Bức Ảnh Quý Về Sài Gòn Hơn 150 Năm Trước

Trong lịch sử phát triển của thành phố Sài Gòn vào thời Pháp thuộc, Émile Gsell là một trong những người đầu tiên để lại một di sản nghệ thuật...

Phát âm sai phương ngữ

Gần đây, chúng tôi có nhận được câu hỏi từ một độc giả, nội dung đại khái như sau: “Người miền Nam nói từ “vào” là “dào”, vậy học sinh...

Tại Sao Có Năm Nhuận, Tháng Nhuận?

Từ mấy ngàn năm trước con người đã thấy cần có một phương tiện để ghi nhận thời gian. Điều quan trọng là phải biết các thời điểm để trồng...

Vài nét kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20

Hà Nội hôm nay đã thay đổi diện mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng từng có một Hà Nội rất khác trong...

Chùm ảnh về những chiếc taxi ‘cóc’ đầu tiên ở Sài Gòn

Từ những cuối năm 1940, ở Sài Gòn - Chợ Lớn bắt đầu xuất hiện những chiến taxi đầu tiên. Đến những năm 50 của thế kỷ 20, taxi thịnh...

Thái Bình cổ lục liệt truyện

Đôi lời bộc bạch: Người góp nhặt năng nhặt chặt bị sử phẩm, giai thoại, dữ kiện, tài liệu trong sách vở, trên mạng lưới, cũng như tư liệu qua...

Năm nhuận và tầm quan trọng của nó

Cứ 4 năm một lần, những người sinh ngày 29/2 sẽ có dịp mở tiệc ăn mừng sinh nhật cho đúng bữa. Nếu như các bạn không để ý, thì...

Exit mobile version