Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

7 điều kỳ lạ về hiện tượng mộng du

Mộng du là hiện tượng một người đột nhiên thức dậy và đi lại trong khi vẫn đang ngủ.Theo Tech Insider, khoảng 1-5% người trưởng thành ở Mỹ có hiện tượng mộng du, nhưng hầu hết trẻ em bị mộng du tại một số thời điểm. Nguyên nhân là do trẻ em trải nghiệm giai đoạn ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) ít hơn so với người lớn. Tỷ lệ người mắc mộng du cao nhất ở độ tuổi từ 3 đến 7, và thường xảy ra nhất ở những trẻ hay đái dầm. (Ảnh: David De Lossy).


Nhiều câu chuyện huyền thoại cho rằng linh hồn rời khỏi cơ thể của con người trong lúc ngủ. Việc đánh thức ai đó đang mộng du được xem là hành động nguy hiểm, khiến họ trở thành người vô hồn. Trên thực tế, chúng ta đánh thức một người đang mộng du sẽ không gây hại cho họ, dù phải gặp nhiều khó khăn để khiến họ tỉnh dậy. (Ảnh: Spectral Design).

Khi một người mộng du, bộ phận não tạo ra các hành vi phức tạp vẫn làm việc. Nhưng phần não lưu trữ ký ức và ra quyết định có ý thức ngừng hoạt động, khiến họ không nhớ mình đã làm gì.

Trong lúc mộng du, các hành vi của con người được điều khiển bởi phần não chịu trách nhiệm ghi nhớ chuyển động. Điều này giải thích lý do người mộng du chỉ làm những điều mà họ đã làm trước đó.

Mộng du là chứng rối loạn giấc ngủ di truyền. Theo thống kê, gần 80% người bị mộng du có người nhà mắc bệnh tương tự. Một người có tỷ lệ mắc chứng mộng du cao hơn 5 lần người bình thường nếu anh chị em song sinh của họ bị mộng du.

Có nhiều cách để ngăn chặn mộng du, chẳng hạn như: tránh uống các chất kích thích như cà phê và rượu trước khi ngủ, dành thời gian ngủ trưa, không ăn quá gần giờ đi ngủ, thiết lập thói quen đi ngủ đều đặn và thư giãn.

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM thường gắn liền với những căn bệnh thần kinh như Parkinson. Trong giai đoạn ngủ REM, cơ thể người bị tê liệt về mặt chức năng. Tuy nhiên, những người mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ REM không hoàn toàn bị tê liệt, và họ có thể hành động bên ngoài các giấc mơ. Điều này gây ra hiện tượng mộng du, đôi khi làm hại bản thân và những người khác.

Sơ cua hay xơ cua? Sơ cua là gì?

Sơ cua / xơ cua do secours tiếng Pháp,  nghĩa là dự phòng. Sơ cua là gì ? Trên sách báo xưa nay xơ cua có vẻ bị lép vế....

Góp ý về từ “Đốc”

Kiến thức ngày nay, số 231 có bài “U em” (tr. 22, 23) làm tôi rất cảm động. Xin được chia sẻ với tác giả một cách chân thành và...

Nét độc đáo của gốm Vĩnh Long

Vĩnh Long là một tỉnh  nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 140km. Như một món quà của thiên nhiên ban tặng, mảnh đất...

Xướng ca vô loài

Sách vở thường nói rằng xã hội Việt Nam ngày xưa có "Sĩ, nông, công, thương". Như vậy là còn thiếu. Người ta đã cố ý không kể một hạng người...

8 cách gội đầu sai lầm khiến tóc yếu, khô xơ và chẻ ngọn

Ai cũng muốn có một mái tóc đẹp, mềm mại và suôn thẳng. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ vẫn đang vô tình chăm sóc tóc không đúng cách khiến mái tóc khô...

Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường về việc mất thành Hà Nội năm 1873 (Kỳ 2)

1. Người Pháp muốn xâm lăng đất Bắc, dùng tên lái buôn Jean Dupuis làm cớ, rồi sai tên Francis Garnier ra để lừa dối ta, mở một cuộc chiến...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Nồi da xáo thịt hay Nhồi da nấu thịt?

Cũng có người viết là "nồi da nấu thịt" hay "nồi da sấu thịt". Nhiều người đọc vào, thấy “da” và “thịt” thì nghĩ rằng câu muốn ám chỉ một...

Những câu nói đáng suy ngẫm

1. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại...

Chữ CEE trên các trạm biến áp ở Sài Gòn nghĩa là gì?

Trên các con đường như Pasteur, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương Nếu, bạn thường xuyên bắt gặp những trạm biến áp theo kiến trúc Pháp cổ. Những trạm biến áp...

Ký ức xe lôi thời trước

Thời Việt Nam Cộng Hòa, người ngoại quốc mỗi khi qua miền Nam du lịch thì hứng thú nhất là ngồi trên 2 loại xe: xe xích lô và xe...

Búa trong “chợ búa” vẫn là bà con với “phố” [铺]

Chữ “búa” trong “chợ búa” đã giải thích trên “Chuyện Đông chuyện Tây” của Kiến thức ngày nay dạo nào, gần đây đã được chủ blog “PN-Hiệp” bàn lại trên...

Exit mobile version