Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bên trong căn phòng tội lỗi nhất thế giới

Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán, Trung Quốc là nơi lưu giữ hơn 1.500 chủng virus. Những bức hình hiếm hoi cho thấy các nhà khoa học ở đây ăn mặc như phi hành gia khi nghiên cứu về các chủng virus nguy hiểm.

Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán, Trung Quốc là nơi lưu giữ hơn 1.500 chủng virus. Những bức hình hiếm hoi cho thấy các nhà khoa học ở đây ăn mặc như phi hành gia khi nghiên cứu về các chủng virus nguy hiểm.

Ảnh chụp tháng 1/2015 cho thấy các nhà nghiên cứu trong một cuộc thử nghiệm tập dượt tại phòng thí nghiệm virus mới xây dựng xong ở Vũ Hán. Ảnh: Xinhua

Ngày 16/4, đáp lại những nghi ngờ từ Mỹ rằng virus SARS-CoV-2 là một sản phẩm từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố đây là một cáo buộc hoàn toàn không có cơ sở, đồng thời khẳng định Bắc Kinh minh bạch về vấn đề này.
Những nghi vấn rộ lên từ vài tuần trước đã thu hút sự quan tâm của truyền thông tới một phòng thí nghiệm virus bí ẩn ở Vũ Hán, được biết đến với tên chính thức là Viện Virus học Vũ Hán.
Theo trang Daily Mail (Anh), đây là nơi lưu giữ trên 1.500 chủng virus nguy hiểm, chuyên nghiên cứu về các “mầm bệnh nguy hiểm nhất”, đặc biệt là các loại virus sống trên vật chủ là loài dơi.

Trung tâm thí nghiệm virus Vũ Hán chính thức khai trương tháng 1/2018, sau khi vượt qua nhiều cuộc kiểm tra an toàn. Trong ảnh là hai nhà nghiên cứu mặc bộ đồ bảo hộ toàn thân đang làm việc trong năm 2018.

Viện Virus học Vũ Hán sở hữu phòng thí nghiệm duy nhất ở Trung Quốc có mức độ an toàn sinh học cao nhất là P4 và lưu giữ hơn 1.500 chủng virus. Trong ảnh, một nhà nghiên cứu làm việc trong phòng thí nghiệm vào ngày 23/2/2017. Ảnh: AFP/Getty Images

Trong khi các nhà khoa học tin rằng virus CoV đã “nhảy” sang người từ động vật hoang dã tại một khu chợ động vật sống ở Vũ Hán, nhiều người khác theo đuổi các thuyết âm mưu khác nhau. Tuy nhiên, Trung Quốc nhiều lần phủ nhận các cáo buộc thiếu căn cứ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều chuyên gia quốc tế cũng đã bác bỏ những nghi ngờ về việc SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm.

Trung Quốc đã quyết định xây dựng Viện Virus học Vũ Hán sau khi đất nước này bị tấn công bởi dịch SARS vào năm 2002. Trong ảnh, một nhà nghiên cứu mặc đồ bảo hộ trước khi bước vào phòng thí nghiệm, ngày 30/1/2015. Ảnh: Xinhua

Trung Quốc đã mất 15 năm để hoàn thiện đầy đủ dự án, với kinh phí lên tới trên 41 triệu USD. Trong ảnh, nhân viên bên trong phòng thí nghiệm P4 ngày 23/2/2017. Ảnh: AFP/Getty Images

Video Người phát ngôn Trung Quốc bác bỏ cáo buộc virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán:

Mô tả tầm quan trọng của phòng thí nghiệm P4, báo chí Trung Quốc đã gọi đây là “tàu sân bay của ngành virus học Trung Quốc’, nơi “có khả năng nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất”. Hình ảnh chụp một nhân viên bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán vào ngày 23/2/2017

Nhà virus học Zhou Peng ở Vũ Hán phát biểu với Tân Hoa xã năm 2018: “Chúng tôi tự hào nói rằng chúng tôi đã đi đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ chế miễn dịch của dơi, loài từ lâu là vật chủ mang virus”.

Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc cho rằng virus SARS-CoV-2 là sản phẩm từ phòng thí nghiệm virus Vũ Hán. Ảnh: AFP/Getty Images

Các nhà khoa học cũng bác bỏ thuyết âm mưu đó, nhấn mạnh virus này phát sinh tự nhiên. Ảnh: Xinhua

Viện Virus học Vũ Hán là nơi sở hữu một trong hai phòng thí nghiệm virus quan trọng ở Vũ Hán.

Một nhà nghiên tham gia tập dượt với hệ thống máy móc thiết bị vào ngày 30/1/2015. Ảnh: Xinhua

Giới chức Trung Quốc cho biết Viện Virus học Vũ Hán ra đời sau khi dịch SARS tấn công nước này năm 2002, làm 775 người tử vong và trên 8.000 người mắc bệnh. Ảnh: Xinhua

Viện Virus học Vũ Hán là nơi có một trong hai phòng thí nghiệm virus quan trọng ở Vũ Hán. Phòng thí nghiệm P4 thuộc Viện Virus học nằm cách chợ bán buôn hải sản Vũ Hán, được cho là nơi khởi phát virus SARS-CoV-2, khoảng 15km. Phòng thí nghiệm còn lại thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh Vũ Hán, nằm cách chợ hải sản nói trên không đầy 5km.

Khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn

Kỳ thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ...

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang

Phần I. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu: Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận...

Ngôi cổ tự hơn 150 tuổi mang nét kiến trúc Á – Âu ở Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng xây dựng giữa thế kỷ 19, có kiến trúc kết hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Khmer, Hoa, Việt... Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho,...

Ngoại Ngữ của người Việt

Không phải mất thì giờ định nghĩa ngoại ngữ là gì? Vì không ai có học hết bậc Tiểu Học mà không hiểu hai chữ ấy. Việt Nam từng là...

Du hành trên tuyến tàu xưa Gò Vấp-Sài Gòn

Thàng Cưng, lực lưỡng nhanh nhẹn so với số tuổi của nó, khoảng 9, 10 tuổi gì đó mà được lái xe…bò. Mấy thằng bạn đàng em của nó lúc...

Thời kỳ nào nước Việt “đêm không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi”?

“Trong vài năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại“. Sách “Đại Việt Sử ký...

Nhớ về trung tâm ca nhạc Giáng Ngọc thập niên 80

Thời gian từ 1975 đến những năm giữa của thập niên 1980, ở vùng Little Saigon chỉ có vài trung tâm ca nhạc như Thanh Lan, Làng Văn, Tú Quỳnh,...

Một phân ba ông Gia Cát

Chúng tôi hân hạnh được biết ông Hà Văn Thùy, người tự xưng là nhà sinh học bỏ nghề, đã quan tâm đến câu cuối cùng trong bài “Lời phúc...

Có phải Lê Văn Duyệt phản đối việc vua Minh Mạng lên ngôi ?

Từ trước đến nay, khi nhắc đến mối quan hệ giữa Tổng trấn Lê Văn Duyệt (1764-1832) và vua Minh Mạng (1820-1840), nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: một trong...

Hãy biết ơn đời!

Có một cô gái rất hận đời vì cô bị mù. Cô thù ghét mọi người, trừ người bạn trai của mình. Anh luôn ở bên cô và chăm sóc...

Văn Giảng và “Ai về sông Tương”

Nhạc sĩ Văn Giảng (tức Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu) của “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”, “Lục quân...

Tìm hiểu về dân ca Việt

Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền, qua việc truyền khẩu, truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác...

Exit mobile version