Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các loại ống hút thân thiện với môi trường thay thế ống hút nhựa

Theo thống kê, Việt Nam là nước xả rác thải ra biển đứng thứ 4 trên thế giới do chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố. Chủ yếu là bao nilon, chai nhựa và ống hút nhựa.
Để bảo vệ môi trường, hạn chế lượng rác thải được xả ra biển thì giờ đây đã có rất nhiều cơ sở sản xuất những loại ống hút sinh học, dễ dàng phân hủy chỉ trong thời gian ngắn và rất an toàn cho môi trường nên còn được gọi là ống hút bảo vệ môi trường.
Dù những ống hút này dùng xong thì bỏ đi nhưng vẫn không ảnh hưởng đến đời sống, môi trường xung quanh của con người. Cùng xem những loại ống hút này là gì nhé.

1. Ống hút giấy


Đây là một trong những loại ống hút bảo vệ môi trường ra đời sớm nhất và hiện cũng đang là loại ống hút được khá nhiều gia đình, quán nước lựa chọn sử dụng.
Loại ống hút này được làm từ giấy, có nhiều màu sắc, mẫu mã đa dạng chẳng kém gì ống hút nhựa, nhiều kích cỡ dài ngắn khác nhau. Khi uống bằng ống hút giấy thì không cảm thấy có mùi gì khó chịu từ giấy, nên những bạn nào nhạy cảm với mùi thì có thể dùng loại này.

2. Ống hút tre


Có lẽ nếu xét về sự ra đời thì ống hút tre chắc chắn là sản phẩm lâu đời nhất rồi. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nó trong những nhà hàng mang phong cách Nhật Bản.
Điểm mạnh của ống hút tre đó là tái sử dụng được nhiều lần thay vì sử dụng một lần rồi “vứt đi” như những loại ống hút sinh học khác. Ngoài ra ống hút tre vì có thân cứng nên độ bền cũng rất tốt. Tuổi thọ của ống hút tre tùy vào cách bảo quản của bạn, khi ống hút có dấu hiệu xuống màu, cũ đi hãy trả nó lại về với thiên nhiên.

3. Ống hút bột gạo


“Ống hút có thể ăn được” đó là lời nhận định của các bạn trẻ trải nghiệm loại ống hút này. Ống hút được làm với nguyên liệu bột gạo khi uống trong nước khoảng từ 30 đến 60 phút là ống sẽ dẻo đi. Lúc này thay vì vứt bạn hoàn toàn có thể “ăn ống hút” đúng nghĩa đen của nó.

4. Ống hút cỏ


Ống hút cỏ là một sản phẩm rất mới và rất được nhiều bạn hưởng ứng bởi nó không cần phải qua quá nhiều công đoạn sản xuất như những loại khác và có giá thành cũng khá là rẻ. Ống có hai loại chính là ống hút cỏ tươi và ống hút cỏ khô.

5. Ống hút đá lạnh


Tại Việt Nam thì chưa thấy thôi bởi không có ai sản xuất nó cả mà bạn chỉ có thể làm tại nhà. Mua một khay nhựa để làm loại ống hút này, cho nước vào và bỏ tủ lạnh, sau khi đông đá bạn lấy ra là có một chiếc ống hút đá lạnh sử dụng cho ngày hè này rồi.
Loại ống hút này dễ làm, ít tốn kém, lại rất thích hợp vào mùa hè nữa. Nhưng điều hạn chế của nó chính là thời gian tồn tại dựa vào thời tiết, nhất là thời tiết Việt Nam thì chưa đến 1 tiếng là ống hút đã tan hoàn toàn rồi.

6. Ống kim loại, thủy tinh


Còn có những loại ống hút bảo vệ môi trường nhưng không phải là ống hút sinh học. Đó là ống hút thủy tinh, ống hút kim loại có thể tái sử dụng được nhiều lần, hạn chế tối đa sử dụng ống hút nhựa, một loại nguyên liệu phải trải qua thời gian cực kỳ lâu mới phân hủy được.
Điểm mạnh như đã nói là có thể tái sử dụng trong thời gian rất dài điển hình thì là ống hút inox có thể sử dụng nhiều năm liền đến khi bạn cảm thấy ống hút đã cũ, khó chùi rửa thì có thể bỏ.

Không lo không sợ là cảnh giới tinh thần của người quân tử

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử viết: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường hay lo lắng ưu sầu”, “Người quân tử không lo không sợ,...

Buôn-Mê-Thuột  “Một Địa Danh Lịch Sử” 

LTG: - Buôn-Mê-Thuột là một thành phố có giấc ngủ lâu dài trên dãy Trường-Sơn có độ cao 536m, mà cũng là nơi có con số dân cư đông nhất...

Sài Gòn năm 1968 nhìn từ máy bay

Ngắm vẻ lạ mắt của Sài Gòn năm 1968 qua góc nhìn thẳng đứng chụp từ máy bay do quân đội Mỹ thực hiện. Ảnh: Vietnam Center and Archive. Khu...

Chùa Bà Đanh – ngôi chùa ‘vắng tanh’ trứ danh sử sách

Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa với những nét kiến trúc độc đáo, xung quanh là sông núi hữu tình. Từ bấy lâu...

Tại sao gọi là “Công tử bột “?

Nhà văn Vũ Trọng Phụng định nghĩa : Đó là một thanh niên mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, com-lê quần áo trắng toát, đi giày Tây đen...

Truyện Chưởng ở Sài Gòn trước 1975

Khoảng năm 1960, tờ Dân Nguyện của ông chủ bút Hà Thành Thọ bỗng khởi đăng nhiều kỳ (feuilleton) cuốn tiểu thuyết võ hiệp Lam y nữ hiệp của Hồng...

Bài thơ “Ngậm ngùi” Huy Cận viết cho ai ?

Trên thi đàn văn học Việt Nam thập niên 40-50 của thế kỷ trước, thi sĩ Huy Cận được mệnh danh là một nhà thơ đa tài. Theo nhiều nhà...

Biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy

Một người nếu muốn được niềm vui, thì phải có trí huệ sống cho những phút giây hiện tại. Quá trình tìm kiếm niềm vui, cũng chính là quá trình không...

Một truyện ngắn đầu tiên của Văn Học Việt Nam

Ông Huỳnh Tịnh Của khi viết cuốn Chuyện Giải Buồn đã gom góp lại những chuyện nầy nọ do ông nghĩ ra hay do ông lấy trong sách Tàu, nhưng điều ông...

Hồi Ức Và Thơ Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

Có hai mảng nội dung mang tính văn nghệ của báo Xuân xưa có sức thu hút độc giả. Đó là Hồi ức về Tết xưa và Thơ. Độc giả...

Loạt ảnh đẹp về Hà Nội năm 1959

Trải qua hơn nửa thế kỷ, Hà Nội giờ khác xưa nhiều lắm, sự thay đổi đến ngỡ ngàng. Hãy cùng chúng tôi ngắm nhìn Hà Nội qua những bức...

Sài Gòn năm 1963 qua ảnh của Anthony Larusso

Cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng ở Sài Gòn năm 1963 qua loạt ảnh do cựu binh Mỹ Anthony Larusso thực hiện. Một góc đại lộ Nguyễn Huệ,...

Exit mobile version