Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cái chết bi thảm của vua được phong thánh ở Thụy Điển

Trong trận chiến cuối cùng, vua Erik của Thụy Điển bị kẻ thù bao vây và ngã xuống với hàng chục vết chém trên cơ thể, sau đó bị chặt đầu khi đang hấp hối.


Theo Eurek Alert, dự án hợp tác nghiên cứu do Đại học Uppsala, Thụy Điển, đứng đầu hé lộ nhiều chi tiết về tình trạng sức khỏe, hình dáng, nơi sinh sống và cái chết của Thánh Erik. (Ảnh: Mikael Wallerstedt.)

Ghi chép đương thời không đề cập tới Erik Jedvardsson, vị vua Thụy Điển được phong thánh. Văn bản duy nhất về cuộc đời ông là truyền thuyết về thánh thần, được bảo quản dưới dạng bản chép tay năm 1290. Theo văn bản này, Erik được chọn kế vị ngai vàng. Ông trị vì công bằng, có nhiều cống hiến cho đất nước, từng chỉ huy cuộc thập tự chinh chống lại Phần Lan, và ủng hộ nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ông bị xử tử vào năm trị vì thứ 10 trong một cuộc lật đổ ngai vàng của người Đan Mạch và thi thể ông được đặt trong hòm đựng thánh tích từ năm 1257.


          (Ảnh: Adel Shalabi.)

Các nhà nghiên cứu từng tiến hành phân tích kỹ lưỡng bộ xương trong hòm đựng thánh tích vào năm 1946. Ngày 23/4/2014, hòm đựng thánh tích được mở một lần nữa trong nghi lễ tại nhà thờ Uppsala. Thông qua phương pháp phân tích mới, nhóm nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực đã kiểm tra hài cốt Thánh Erik để tìm hiểu sâu hơn về vị vua thời Trung cổ.

Theo Sabine Sten, giáo sư khoa khảo cổ xương ở Đại học Uppsala kiêm lãnh đạo dự án, hợp tác nghiên cứu liên ngành trong phân tích hài cốt Thánh Erik sẽ cung cấp thông tin sâu rộng về tình trạng sức khỏe (khoa chỉnh hình và chụp X quang), phả hệ (phân tích ADN), chế độ ăn (phân tích đồng vị) và hoàn cảnh qua đời (pháp y).


   (Ảnh: Anders Tukler.)

Hộp đựng thánh tích chứa 23 chiếc xương thuộc cùng cơ thể. Chúng đi kèm với một chiếc xương chày không liên quan. Lượng cacbon phóng xạ tìm thấy trong xương chỉ ra thời điểm người chết qua đời là năm 1160. Phân tích xương cho thấy hài cốt thuộc về một người đàn ông 35 – 40 tuổi và cao 171 cm.

Kiểm tra những chiếc xương bằng phương pháp chụp cắt lớp trên máy vi tính tại Bệnh viện Đại học Uppsala không tìm thấy dấu hiệu bệnh rõ ràng. Phép đo mật độ xương tại cùng bệnh viện cũng chứng minh Erik không mắc chứng loãng xương. Ngược lại, mật độ xương của ông cao hơn khoảng 25% so với một thanh niên trung bình ngày nay. Vua Erik có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cơ thể khỏe mạnh và tích cực hoạt động.


   (Ảnh: Mikael Wallerstedt.)

Phân tích đồng vị hé lộ chế độ ăn của vua Erik bao gồm chủ yếu cá nước ngọt, chứng tỏ nhà vua tuân thủ chặt chẽ quy định ăn chay của nhà thờ. Các đồng vị ổn định cũng chỉ ra ông không trải qua 10 năm cuối đời ở Uppsala mà tại tỉnh phía nam Västergötland. Tuy nhiên, những kết luận còn khá sơ bộ và cần thêm nhiều nghiên cứu khác.


     Ảnh: (Mikael Wallerstedt.)

Nhóm nghiên cứu cũng lấy mẫu ADN trong lúc mở hòm đựng thánh tích. Họ hy vọng mẫu ADN có thể giải đáp những câu hỏi về phả hệ. Phân tích ADN vẫn chưa hoàn tất và cần kéo dài thêm một năm nữa. Hộp sọ trong hòm lõm với một hoặc hai vết thương do vũ khí gây ra. Nhóm nghiên cứu suy đoán chúng có thể là dấu tích từ cuộc thập tự chinh chống lại Phần Lan của Erik.


    Nhà thờ Uppsala ở Thụy Điển, nơi vua Erik qua đời trong trận chiến diễn ra bên ngoài. (Ảnh: Alamy.)

Theo truyền thuyết, trong trận chiến cuối cùng, kẻ thù bao vây và chém liên tiếp lên người nhà vua khi ông ngã xuống. Sau đó, chúng chế nhạo và chém đầu ông. Ít nhất 9 vết chém trên những chiếc xương có liên quan đến cái chết của Erik, trong đó 7 vết nằm ở đùi. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy vết thương nào ở xương sường hoặc xương cánh tay, có thể do nhà vua mang áo giáo dài. Cả hai mẩu xương chày đều có vết chém từ hướng bàn chân, chứng tỏ nạn nhân chết trong tư thế nằm úp sấp.


     Bức tranh trên tường nhà thờ Uppsala vẽ hình vua Erik mặc áo choàng xanh. (Ảnh: Anders Damberg.)

Một đốt sống cổ của Erik bị chém qua. Theo nhóm nghiên cứu, điều này không thể diễn ra nếu chưa cởi bỏ áo giáp hoặc trong trận chiến. Nhiều khả năng vết chém được thực hiện trong thời điểm giữa trận chiến và buổi hành quyết.

Chuyện kể về bà Hoàng Hậu đầu triều Nguyễn

Gia Long (1802-1820) là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, trong thời gian trị vì ông đã phong Hoàng hậu cho hai bà phi của ông. Bà đầu tiên...

Phạm Đình Chương – Người đi qua đời tôi

Tôi chơi với Phạm Đình Chương đã lâu, vào khoảng năm 1942 – 1943, hồi tụi tôi vừa mới lớn lên. “Khi mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy. Làm học...

Những điều người Việt có thể học người Hoa

Giống là vậy, thế nhưng nhìn cho kĩ, nhiều điều của xứ Hoa vẫn cứ khác xứ Việt.  Nếu bạn gặp ai lần đầu ở xứ lạ, mà người đó...

Câu chuyện con nhện quý

Có những thứ trên đời không phải là của mình, dù có giữ lại cũng sẽ mất, giành giật cũng sẽ hư hỏng. Vậy thì hãy biết thuận theo tự...

Bốn cây thần cung nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Trong dòng chảy của sử Việt, Tây Sơn là triều đại nổi tiếng về võ nghệ với những danh tướng lừng lẫy và nhiều loại vũ khí huyền thoại. Theo...

Cái Yếm

Cái yếm rất thô sơ, thô sơ nhưng lại rất thơ mộng làm nguồn cảm hứng cho thi văn lãng mạn và trữ tình tạo nên sắc thái văn hóa...

Nghề Làm Báo Trước 1975

Khi bước chân vào nghề báo, người yêu nghề phải biết lựa chọn 1 trong 2 cách để tiến thân: – Thứ nhất: kinh qua các trường lớp chuyên nghiệp để...

Phở – Thiên Biên Ký Sự

Tái chín nạm giò vè, tiêu ớt rau thơm giá sống Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần. Bác giáo lõ mắt dòm tôi với bát...

Nguồn gốc các triều đại Lý và Trần

Về vấn đề nguồn gốc của triều Lý Trần, thì dựa trên một số ghi chép lịch sử, đã xuất hiện luồng quan điểm cho rằng đây là các triều...

Hơn 100 năm trước, Nam kỳ đã có trại cách ly tập trung phòng dịch bệnh

Tại Nam kỳ, ngay ở hạt Gia Định là nơi mà dịch bệnh đậu mùa hoành hành và số liệu thống kê cho biết tỷ lệ tử vong lên tới...

Có thật vua Nguyễn Ánh giam vợ, ném con xuống biển tại Côn Đảo?

Sẽ không có gì để bàn nếu nguồn gốc của ngôi miếu Bà tại Côn Đảo không được dựa trên một “truyền thuyết“ về chuyện Nguyễn Ánh tuyệt tình... Miếu...

Sự tệ hại của văn hóa “khôn lỏi”

Trong cách ứng xử của người Việt, không khó để nhận ra một nét ‘văn hóa’ đặc thù, đó chính là “khôn lỏi”. Nó phản ánh trong mọi ngóc ngách...

Exit mobile version