Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hệ thống sấy trong máy sấy quần áo

Bài viết này sẽ chia sẻ những gì mình tìm hiểu được, có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ ẩn chứa bên trong và phần nào tiết kiệm thời gian đi tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định. Bạn nào biết rồi thì có thể góp ý nếu có chỗ nào mình chưa đúng hoặc thiếu sót nhé

Okie vào bài, trên thị trường VN thì hiện chúng ta thấy có 3 loại máy sấy quần áo thông dụng là máy sấy thông hơi, sấy ngưng tụ và sấy bơm nhiệt tương ứng với mức giá và công nghệ tăng dần. Vì vậy mình cũng sẽ phân tích theo thứ tự đó

Đây có lẽ là loại sấy có công nghệ thông dụng và đơn giản nhất
Quy trình sấy chỉ trong 1 hệ thống chính bao gồm


Nguồn ảnh: Buildipedia
Các bạn có thể xem thêm ở video tại đây sẽ hiểu rõ hơn về máy sấy thông hơi. Một số máy rửa bát cũng dùng nguyên lý này để sấy bát.

Nếu chỉ nói đến cụm từ ngưng tụ hay quá trình ngưng tụ thì về lý thuyết cả máy sấy ngưng tụ và máy sấy bơm nhiệt đều sử dụng quá trình ngưng tụ để làm khô quần áo (hay có thể hiểu là để tách nước ra khỏi quần áo)

Đối với máy sấy ngưng tụ, sẽ có 2 hệ thống tham gia vào việc sấy, như trong ảnh các bạn sẽ thấy có màu đỏ và màu xanh biểu trưng cho 2 hệ thống này và có các chữ số cho từng vị trí, mình sẽ sử dụng các con số này để miêu tả luôn

Nguồn ảnh: Trên trang sản phẩm của Bosch

Với hệ thống màu đỏ tuần hoàn trong máy:

Tiếp đến là hệ thống màu xanh, hệ thống này phục vụ cho buồng ngưng tụ:

Lưu ý 1: Vì 2 hệ thống hoạt động cùng lúc với nhau nhưng có 2 luồng khí độc lập nên thông thường máy sấy ngưng tụ sẽ cần ít nhất 2 quạt cho 2 luồng không khí này (số 6 và số 2)

Lưu ý 2: Quy trình từ 1 đến 3 không tiếp xúc với không khí ẩm, chỉ làm mát dàn, nên không khí thoát ra chỉ thay đổi nhiệt độ, không chứa thêm hơi nước. Các bạn có thể tưởng tượng giống như trong dàn lạnh điều hòa, có gas lạnh để làm mát dàn từ đó làm mát không khí trong phòng, còn gas lạnh chỉ đi qua dàn thông qua một đường ống kín. Hoặc bạn nào có ô tô thì cũng gần tương tự dàn nước tản nhiệt ở ô tô, chỉ khác trong trường hợp này là thay nước bằng không khí thôi. Với máy sấy ngưng tụ, không khí mát sẽ đi qua ống kín trong dàn để giải nhiệt/hạ nhiệt/giảm nhiệt cho dàn, không tiếp xúc với không khí ẩm được đưa qua dàn, nên không khí thoát ra từ số 3 chỉ ấm hơn chứ không ẩm hơn

Lưu ý 3: Nước sau khi ngưng tụ ở dàn sẽ được bơm lên hoặc chảy vào một hộp chứa nước, thi thoảng sẽ phải đổ đi, một số máy thì có cả ống thoát nước.

Các bạn có thể xem thêm video giải thích rất rõ tại đây để hiểu hơn về máy sấy ngưng tụ

Nhắc đến từ bơm nhiệt thì mọi nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực ra rất nhiều thiết bị xung quanh chúng ta dùng cơ chế này để hoạt động, có thể kể đến một số thiết bị như điều hòa, tủ lạnh, tủ đông, máy hút ẩm, máy sấy quần áo.

Bơm nhiệt về bản chất là ứng dụng của quá trình nhiệt động lực học (đã được học ở môn Vật Lý lớp 10) thông qua chu trình Carnot của chất lỏng-khí để thay đổi nhiệt.

Giới thiệu qua một chút về bơm nhiệt trong máy sấy, về cơ bản giống với các thiết bị mình kể trên, bộ phận sấy sẽ có dàn nóng, dàn lạnh, máy nén và van giãn nở được nối với nhau qua hệ thống ống và được bơm gas ở bên trong.


Nguồn ảnh: mình lấy trong video mình đính kèm cuối phần, cái này là minh họa của Whirlpool
Ở bài này mình không đi sâu hơn về nguyên lý hoạt động của hệ thống bơm nhiệt mà chỉ đề cập đến cách máy sấy bơm nhiệt dùng phương pháp ngưng tụ (có nhiều điểm tương đồng với máy sấy ngưng tụ) để tách ẩm như sau:

Cũng như máy ngưng tụ, sẽ có 2 hệ thống làm việc, điểm giống đó là có 1 hệ thống tuần hoàn không khí bên trong máy.
Điểm khác là ở dàn ngưng tụ và cách cấp nhiệt cho không khí. Thay vì sử dụng không khí bên ngoài để làm lạnh dàn ngưng tụ thì máy bơm nhiệt làm lạnh dàn bằng gas từ một bước của chu trình Carnot. Và điểm khác thứ 2 là sau khi đi qua dàn lạnh thì không khí được đưa qua dàn nóng (một bước nữa trong chu trình Carnot) để làm nóng lại theo phương châm 1 công đôi việc (1 công của máy nén có thể làm lạnh và làm nóng 2 dàn). Ở máy sấy ngưng tụ thì cần thêm một bộ phận cấp nhiệt để làm chuyện này.

Lưu ý 1: Một số máy sấy bơm nhiệt vẫn có bổ sung thêm bộ phận cấp nhiệt (dùng điện trở giống như 2 máy trên) để tăng nhiệt độ trong trường hợp cần thiết; tuy nhiên, nó không phải thành phần bắt buộc, sẽ không cần chạy liên tục, và cũng tùy nhà sản xuất có trang bị bộ phận này hay không

Một số nhà sản xuất có bổ sung thêm bộ phận cấp nhiệt bằng điện. Nguồn ảnh: mình lấy trong video mình đính kèm cuối phần

Lưu ý 2: Dù máy heat-pump hoạt động với 2 hệ kín nhưng đôi khi một số nhà sản xuất vẫn tích hợp thêm có 1 hệ thống tản nhiệt để tránh trường hợp dàn bị quá nhiệt, nên có thể sẽ có thêm quạt tản nhiệt và dàn tản nhiệt ở thân máy. Dàn này thì sẽ dùng ống đồng dẫn nhiệt đến dàn tản nhiệt rồi dùng quạt gió thổi (giống tản nhiệt trong pc hay laptop)

Các bạn có thể xem thêm ở 2 video tại đây và tại đây để hiểu hơn về máy sấy bơm nhiệt

Thông thường nhiệt độ bên trong lồng máy sấy thông hơi là khoảng 60-80 độ C (mình tham khảo ở các nguồn nước ngoài 123, vì không thấy có nguồn tiếng Việt nào nên nhiệt độ này có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực địa lý, nhà sản xuất, nhiệt độ môi trường)

Với máy sấy thông hơi, hiệu quả sấy của máy sẽ bị phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, vì máy hút không khí từ môi trường vào. Nếu môi trường quá ẩm hay quá lạnh thì chắc chắn máy sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để sấy khô quần áo khi so với môi trường ít ẩm, ít lạnh hơn. Mình cũng từng có bàn về mối tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm trong bài viết về máy hút ẩm, bạn nào muốn hiểu rõ hơn thì có thể xem ở link mình để cuối phần này.

Nhiệt độ trong lồng sấy có thể lên tới 70-75 độ C.

Hiệu quả sấy của máy phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường, vì dàn ngưng tụ của máy cần được làm lạnh bằng không khí từ môi trường, vì vậy nếu nhiệt độ môi trường quá nóng thì có thể hiệu suất ngưng tụ sẽ giảm, và vì dùng nhiệt độ môi trường để ngưng tụ vì vậy phải đưa nhiệt độ lồng sấy lên cao 70-75 độ để có thể đạt được hiệu suất ngưng tụ tốt hơn.

Nhiệt độ trong lồng sấy bơm nhiệt chỉ khoảng 50 độ C, vì sao với nhiệt độ thấp mà vẫn có thể sấy khô quần áo, vì lúc này dàn lạnh của máy sẽ rất lạnh, lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường và vẫn có thể chiết xuất hơi ẩm ra khỏi không khí, vì vậy không cần phải làm không khí trong lồng trở nên quá nóng như 2 loại máy trên.

Cái này cũng là mối tương quan giữa độ ẩm và nhiệt độ. Cơ chế sấy của máy bơm nhiệt khá giống với cơ chế hoạt động của máy hút ẩm.

Đối với máy sấy bơm nhiệt, nhiệt độ hay độ ẩm môi trường bên ngoài hầu như ảnh hưởng rất ít đến hiệu quả sấy của máy vì nhiệt độ ngưng tụ được kiểm soát bởi hệ thống bơm nhiệt rồi

Phần này mình sẽ so sánh một chút “công nghệ lõi” của 3 loại máy này

Máy thông hơi và ngưng tụ dùng điện để làm nóng, toàn bộ điện năng được chuyển thành nhiệt năng nên về lý thuyết nó có hiệu suất chuyển đổi 100% (tức là 1kW điện có thể sinh ra 1kW nhiệt)

Còn đối với máy bơm nhiệt, vì chỉ dùng điện để chạy máy nén nhằm thay đổi áp suất gas dẫn đến sự thay đổi nhiệt để trao đổi nhiệt, nên hiệu suất chuyển đổi cao hơn 200-300% so với hệ thống điện, thậm chí có thể lên đến 600% (1kW điện chuyển đổi được 2kW, 3kW hay 6kW nhiệt), hoặc như trong các nguồn được tổng hợp tại trang Wikipedia này thì thậm chí có nhiều hệ thống bơm nhiệt có hiệu suất chuyển đổi cao hơn nữa.

Sau lý thuyết về hiệu suất làm nóng của ‘công nghệ lõi’ giờ mình thử so sánh mức tiêu thụ điện năng lý thuyết của 3 loại máy này. Với so sánh này chỉ đơn giản mình đi tìm 3 máy với 3 công nghệ có cùng khối lượng sấy của cùng 1 hãng để so mức công suất tiêu thụ (dưới tên hãng sẽ là tên máy theo thứ tự thông hơi, ngưng tụ, bơm nhiệt từ trên xuống; có hãng để công suất cực đại W, có hãng tính ra điện tăng tiêu thụ kWh). Đây cũng chỉ là so sánh dựa trên thông số được công bố, thực tế sử dụng có thể khác. Mình chỉ so sánh giữa các công nghệ sấy, có thể cùng công nghệ nhưng phân khúc sản phẩm cao cấp hơn thì sẽ có thông số khác, vì vậy phần này mang tính tham khảo là chính. Hãng mình chọn vào đây cũng là hãng mình biết thôi.


Nguồn: EDV805JQWAEDC804CEWAEDH803BEWAWTG86402GBWTW85231GBFFT CM10 8BFFT M11 8X2

Nếu nhìn bảng thông số thì thấy năng lượng tiêu thụ lý thuyết của thiết bị sử dụng bơm nhiệt thấp hơn từ 2 đến 3 lần so với các công nghệ còn lại. Thực tế còn nhiều thứ khác ảnh hưởng như môi trường hay công nghệ Inverter nọ kia nữa mình không đề cập đến, mình chỉ so sánh để thấy hiệu suất làm nóng của công nghệ lõi có thể sẽ ảnh hưởng đến công suất tiêu thụ khá đáng kể.

Mong rằng với những thông tin của mình sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những công nghệ, những điểm giống và khác nhau trong máy sấy quần áo mà các bạn đã, đang và có thể sẽ sử dụng và cũng hi vọng những thông tin mình đưa ra sẽ phần nào giúp được các bạn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn một chiếc máy phù hợp với nhu cầu sử dụng

Nghĩa Cần Vương (P2)

NĂM 1887 Sang năm Đinh Hợi (1887), nghĩa Cần Vương còn có người hưởng ứng ở nhiều nơi nhưng thế kém trước nhiều lắm. Ở Bắc kỳ “giặc” Bãi Sậy...

Nhạc Rock Sài Gòn xưa

Nhạc Rock xuất hiện trong bối cảnh Sài Gòn đang nằm bên bờ vực của cuộc chiến đang lên đỉnh điểm, phong trào nhạc trẻ có liên hệ mật thiết...

Bát Tiên trong Đạo giáo và Điển tích “ Bát tiên quá hải”

Bát Tiên (八仙) là tám vị Tiên trong thần thoại Trung Quốc. Quyền năng của mỗi vị tiên này có thể chuyển thành Pháp khí ( 法器). Có pháp lực...

Những cách phân biệt các loại giọng hát

I. Tổng quan về giọng hát: Có rất nhiều yếu tố trong chất giọng của người hát được dựa vào để phân loại các giọng hát khác nhau, gồm có âm...

Đông Triều (Quảng Ninh): Ngôi nhà bằng đất nhỏ đạt nhiều giải quốc tế lớn

Một công trình nhỏ tại Đông Triều (Quảng Ninh) được thiết kế dựng lên bằng loại vật liệu xây dựng rất đỗi quen thuộc đối với mọi người đó là...

Nguyên văn ít biết của câu “hậu sinh khả úy”

“Hậu sinh khả úy” là một câu thành ngữ dùng để chỉ tài năng của lớp trẻ, cho rằng họ đáng được tôn trọng, vì họ thông minh, dễ thích...

Những Địa Danh Mang Tên “Cái” Ở Miền Nam

Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam). Ai đã từng sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt...

Lái Thiêu Với Người Sài Gòn Xưa

1. Lái Thiêu với người Sài Gòn xưa Đêm rằm mười sáu trăng treo Anh đóng giường lèo, cưới vợ Lái Thiêu (Ca dao) Năm xưa, có bao chàng trai người...

Vì sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?

Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi. 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn...

5 điều bạn chưa biết về đường Đồng Khởi

Đồng Khởi – “Con đường sang trọng bậc nhất TP HCM” đã chứng minh vị thế độc tôn của mình qua hơn 150 năm gắn liền với lịch sử phát...

Nguồn gốc của món Bò Bía

Hồi nhỏ, nghe người ta rao món bò bía, tui thèm chảy nước miếng. Ngày đó khoái ăn thịt bò nhưng thịt bò mắc mỏ lại nghe rao bò bía...

Hà Nội giai đoạn 1920 – 1930 qua ảnh

Xe điện phố Hàng Đào, rồng ‘lội nước’ hồ Gươm, quan thầy Pháp ngồi xe kéo… là loạt ảnh đặc sắc về Hà Nội những năm 1920-1930 do nhiếp ảnh...

Exit mobile version