Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sử thú vị của Bánh xe màu sắc – công cụ đắc lực của người họa sĩ

Đã bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào mà các họa sĩ có thể phối màu một cách hoàn hảo nhất? Câu trả lời chính là Bánh xe màu sắc (Color Wheel) – cơ sở căn bản của lý thuyết màu, công cụ đắc lực hỗ trợ các họa sĩ trong quá trình phối màu.

Chúng ta sử dụng bảng màu thường ngày và coi nó như một điều hiển nhiên. Thật dễ dàng để lựa chọn màu sắc từ bảng màu có sẵn trên các phần mềm Photoshop. Vậy nhưng, ít ai biết được rằng để có được một bảng màu hoàn chỉnh như ngày hôm nay là cả một quá trình nghiên cứu và sáng tạo miệt mài của rất nhiều nhà lý luận vĩ đại. Có thể dễ dàng nhận thấy, bảng màu không chỉ xuất hiện dưới hình dạng bánh xe mà còn xuất hiện dưới hình cầu, tam giác, và nhiều hơn thế. Sau đây là một vài bánh xe màu sắc nổi bật nhất xuyên suốt tiến trình lịch sử.

BẢNG MÀU CỔ ĐẠI

Bảng màu cổ đại đầu tiên ra đời khoảng 40.000 năm trước bởi các họa sĩ vẽ tranh trong hang động. Họ chế tạo màu sắc từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, cụ thể là đất, đất sét, hoặc than với chất keo là nước dãi hoặc mỡ động vật. Bảng màu sơ khai này chưa được phong phú bao gồm năm màu căn bản: màu đỏ, vàng, nâu từ đất, màu đen từ than hoặc xương cháy, và màu trắng từ bột canxit.

SỰ RA ĐỜI CỦA LÝ THUYẾT MÀU SẮC (VÀ BÁNH XE MÀU)

Sau này, các họa sĩ tiếp tục sáng tạo và phát triển màu sắc dựa trên những gam màu căn bản từ thời cổ đại. Tiêu biểu là sự ra đời của màu xanh dương được chế tạo từ nhiều khoáng chất khác nhau. Đến thời kỳ Phục hưng, Lý thuyết màu sắc lần đầu xuất hiện và kiến trúc sư nổi tiếng Leone Battista Alberti, người đã đặt nền móng cho sự phát triển của bánh xe màu sắc về sau.

ARON SIGFRID FORSIUS PHÁC THẢO PHIÊN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA BÁNH XE MÀU SẮC

Aron Sigfrid Forsius.

Đúng như tên gọi của nó, bánh xe màu sắc là một hình tròn được hình thành bởi 12 gam màu chủ đạo và khi bạn kết hợp bất kì 2 màu trong bánh xe màu với nhau sẽ tạo ra một màu mới, đây cũng chính là nền tảng của tất cả các màu còn lại. Bánh xe màu đầu tiên ra đời từ đầu thế kỷ 17. Bảng màu của Aron Sigfrid Forsius và bánh xe màu hiện đại không có nhiều điểm tương đồng.

Sau nhiều nghiên cứu, Forsius kết luận rằng màu sắc nên được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Bảng màu của ông bao gồm năm gam màu căn bản (đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương, và xám) nằm kẹp giữa hai màu trắng và đen. Chúng được sắp xếp theo mức độ gần trắng hoặc đen.

NHÀ PHÁT MINH ISAAC NEWTON VÀ CUỐN SÁCH OPTICKS

Nhắc tới nhà phát minh vĩ đại Issac Newton, chắc hẳn ai cũng nghĩ tới thuyết vạn vật hấp dẫn và ba định luật chuyển động. Vậy nhưng, ít ai biết được rằng ông từng sử dụng chính lối tiếp cận khoa học đó để nghiên cứu về màu sắc. Ông đã tiến hành nhiều thí nghiệm về mối quan hệ giữa các màu sắc. Trong một thí nghiệm, ông cho chiếu luồng sáng Trắng xuyên qua lăng kính để kiểm nghiệm lại sự kiện mà ông đã thấy bảy sắc cầu vồng trên bong bóng của bọt xà bông và khi chiếu luồng sáng trắng đi xuyên qua lăng kính, vô tình ông tách ánh sáng Trắng ấy ra bảy sắc màu cầu vồng xếp theo thứ tự là: Tím, Chàm, Lam, Lục, Vàng, Cam, Đỏ.

Newton đã giải thích chi tiết về những phát hiện của ông trong một cuốn sách mang tên Opticks. Ngoài ra, ông cũng phác họa một bảng màu dựa trên thí nghiệm lăng kính. Nếu hệ thống bảy màu: Tím, Chàm, Lam, Lá Cây, Vàng, Cam và Đỏ này được sắp xếp thành một dãy thẳng hàng theo thứ tự vừa nói thì khi cuộn tròn dãy màu này thành hình bánh xe, để cho hai màu Tím và Đỏ ở hai đầu dãy đứng sát cạnh nhau. Phát hiện này là tiền đề cho sự ra đời của bánh xe màu hiện đại.

LÝ THUYẾT MÀU SẮC CỦA JOHANN WOLFGANG VON GOETHE

Johann Wolfgang von Goethe thiết kế bánh xe màu sắc của riêng mình vào năm 1810, bác bỏ lý thuyết quang phổ trước đó của Issac Newton. Ông cho rằng bóng tối không hề phụ thuộc ánh sáng, và rằng bóng tối tự tạo nên màu sắc mà không cần sự hỗ trợ của ánh sáng. Vậy nhưng, sự gặp gỡ giữa ánh sáng và bóng tối vẫn sẽ tạo nên những gam màu mới.

TOBIAS MAYER VÀ TAM GIÁC MÀU SẮC

Georg Christoph Lichtenberg.

Về sau, bánh xe màu sắc của Newton được sử dụng bởi nhiều nhà lý luận khác, một trong số đó nghiên cứu về sự hình thành màu mới từ sự kết hợp giữa các gam màu khác nhau. Vậy nhưng, các bảng màu về sau có hình dạng khá đa dạng. Nghiên cứu của Tobias Mayer vào cuối thế kỷ 19 phác họa hệ thống bảng màu theo hình tam giác. Ông đặt những gam màu căn bản bao gồm đỏ, vàng, và lam ở ba đỉnh của tam giác. Phần còn lại được bao phủ với nhiều sắc thái màu được phát triển từ ba màu căn bản. Khi kết hợp hai màu bất kỳ với nhau ta sẽ có 12 sắc thái màu mới, mà Mayer tin rằng là mức độ tối đa mà mắt người có thể nhận diện.

Sau này, nhà vật lý học Georg Christian đã sắp xếp bảng màu của Mayer thành một hình tam giác gồm 7 ô màu trên mỗi cạnh.

PHILIP OTTO RUNGE VÀ BẢNG MÀU HÌNH CẦU

Philipp Otto Runge.

Một bảng màu khác cũng nổi bật không kém chính là bảng màu hình cầu được thực hiện bởi họa sĩ Philip Otto Runge vào năm 1807. Bảng màu của ông sử dụng ba màu căn bản của Mayer (hay còn gọi là màu gốc) cộng thêm màu đen và trắng được phủ đầy trên một mô hình hình cầu với nhiều đường cắt ngang.

ALBERT HENRY MUNSELL VÀ BẢNG MÀU HÌNH TRỤ

Tới thế kỷ 20, họa sỹ người Mỹ Albert Henry Munsell đã phát minh mô hình bánh xe màu vô cùng độc đáo với tên gọi Munsell. Đây là một hệ thống màu có sự kết hợp giữa kỹ thuật 3 chiều và thuyết màu của nhà khoa học Issac Newton. Mặc dù một số hệ thống trật tự màu trước đó đã đặt màu sắc thành một khối màu ba chiều ở dạng này hay dạng khác, nhưng Munsell là người đầu tiên tách màu sắc, giá trị và sắc độ thành các chiều độc lập và đồng nhất về mặt nhận thức, và ông là người đầu tiên minh họa một cách có hệ thống màu sắc trong không gian ba chiều. Hệ thống Musell được xây dựng dựa trên các phép đo nghiêm ngặt về phản ứng thị giác của chủ thể con người đối với màu sắc, đưa nó vào một cơ sở khoa học thực nghiệm vững chắc.

Ngôi nhà Hội đồng Dư ít người biết ở vùng Nam Bộ

Với người dân Nam Bộ nói riêng và người mê cải lương nói chung, không ai không biết đến vở cải lương “Tiếng hò sông Hậu” của soạn giả Điêu...

Đào Duy Từ chăn trâu – một tài năng hai thân phận

Tuổi ngoài năm mươi với tài năng và trí tuệ siêu quần, Đào Duy Từ vẫn phải chịu trù dập của mệnh đời nghiệt ngã. Quê ở Thanh Hoá là...

Họa sĩ CHÓE – Người nghệ sĩ tài hoa một thuở

Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà...

Tù binh chiến tranh là gì?

Các công ước Geneva bao gồm một loạt thỏa thuận quy định chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, ra đời gần 150 năm nay. Công ước này đưa ra...

Những câu châm ngôn giúp bạn tỉnh ngộ

Lâm Tắc Từ có đúc kết “10 vô ích” được người đời coi là những câu châm ngôn kinh điển nhất của ông. Không chỉ người Trung Quốc mà người...

Nồi da xáo thịt hay Nhồi da nấu thịt?

Cũng có người viết là "nồi da nấu thịt" hay "nồi da sấu thịt". Nhiều người đọc vào, thấy “da” và “thịt” thì nghĩ rằng câu muốn ám chỉ một...

Xưng hô thế nào cho đúng?

Vấn đề này thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học, nhưng dính dáng nhiều đến phong tục cổ truyền. Mới nghe tưởng đơn giản quá, đứa bé lên...

Phụ nữ tân văn 1929: Đàn bà cũng nên làm quốc sự

Đã lâu, bên nam giới hay khuyên chị em ta ra làm quốc sự. Cái luận điệu của họ như vầy: “Trai gái đều là con em của nhà nước,...

Thiếu gia là gì

Thiếu gia là gì ? Thiếu gia là danh ngữ hiện được hiểu một cách phổ biến dùng để chỉ thanh niên trẻ tuổi sinh ra trong gia đình giàu có...

Tân nhạc gọi là tiền chiến

Mấy năm nay nhiều thính giả tìm nghe lại những bài tiền chiến, những bài tân nhạc từ khởi đầu phong trào cho đến thời bắt đầu tranh thủ độc...

Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo cảnh tỉnh về ‘ham mê sắc dục’

“Sắc dục” được xem là một vấn đề rất nghiêm trọng trong văn hóa truyền thống cả phương Đông và phương Tây. Suốt năm nghìn năm văn minh, những câu...

Phan Khôi và cuộc thi quốc sử của báo Thần Chung, Sài Gòn 1929

Đề tài nêu trong bài này là một phần việc mà tôi đã tạm gác lại khi biên soạn để công bố sưu tập Phan Khôi – Tác phẩm đăng...

Exit mobile version