Bát quái là nền móng cơ bản hình thành nên 64 quẻ của Kinh Dịch. Mỗi quái thế hiện các dạng chuyển động và biến dịch; được sừ dụng rộng rãi trong các lĩnh vực và trong phong thủy.
Hiểu bát quái, bạn sẽ có được những hiếu biết sâu sắc hơn về các dạng biến dịch vốn có trong tự nhiên và con người.
Bát là Tám. Quái là Quẻ. Bát Quái hiểu đơn giản là tám quẻ, bao gồm:
Khảm: nghĩa là nước
Cấn: là núi
Chấn: là sấm chớp
Tốn: là gió
Ly: là lửa
Khôn: là đất
Đoài: là đầm, vùng trũng
Càn: là trời
Đây là tám quẻ tương ứng với tám hướng, lần lượt là:
Khảm: Bắc
Cấn: Đông Bắc
Chấn: Đông
Tốn: Đông Nam
Ly: Nam
Khôn: Tây Nam
Đoài: Tây
Càn: Tây Bắc
Mỗi quẻ lại ứng với một hành trong ngũ hành:
Khảm: hành Thủy
Cấn: hành Thổ
Chấn: hành Mộc
Tốn: hành Mộc
Ly: hành Hỏa
Khôn: hành Thổ
Đoài: hành Kim
Càn: hành Kim
Nguồn gốc của bát quái
Kinh dịch truyền rằng do vua Phục Hy làm ra. Vua Phục Hy quan sát muôn vật đã nhận thấy rằng tạo hóa đâu đâu cũng có 2 thứ đối nhau, mà hễ hợp lại là gây ra biến đổi; 2 thứ đó là âm với dương.
Để tượng hình 2 vật ở hai thái cực đó, ông vạch một vạch ngang liền là dương, vạch một vạch ngang đứt là âm Từ đó ngài định ra Bát quái đồ. Thái cực khởi đầu sinh ra lưỡng nghi tức là âm và dương, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng tức là bốn hình có 2 vạch ngang, rồi tứ tượng sinh ra bát quái, tức là tám quẻ có 3 vạch.
Phục Hy sáng tạo hình tiên thiên bát quái. Ý nghĩa là những vật đối nhau như Càn – Khôn, Cấn – Đoài, Tốn – Khảm,…
Phân loại Bát Quái
Tiên thiên Bát Quái – Hậu thiên Bát Quái
Tiên Thiên Bát Quái: được Phục Hy Thánh Đế sáng lập, nó bao gồm các cặp quẻ đối nhau như:
Càn đối với Khôn (Trời đối với đất)
Khảm đối với Ly (Nước đối với lửa)
Chấn đối với Tốn (Sấm đối với gió)
Cấn đối với Đoài (Núi đồi đối với đầm lầy)
Hậu Thiên Bát Quái: Hậu Thiên do Văn Vương đời nhà Chu sáng lập. Nó sắp xếp trật tự quẻ theo thứ tự:
Khảm
Cấn
Chấn
Tốn
Ly
Khôn
Đoài
Càn
Ứng dụng của Bát Quái
Tương truyền nếu gia đình biết sắp xếp, hướng nhà thuận lợi thì sẽ gặp được nhiều may mắn, sung túc. Bát Quái được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của nền cổ học phương Đông, không chỉ dừng lại trong Phong Thủy.
Ứng dụng Bát Quái vào Bát Trạch Minh Cảnh
Bát Trạch Minh Cảnh sử dụng Hậu Thiên Bát Quái làm cơ sở, phân nhà ở ra 8 cung tốt xấu khác nhau, bao gồm 4 cung tốt và 4 cung xấu. Đồng thời cũng phân gia chủ (chủ nhà) vào.
Tám cung tốt xấu trong phong thủy nhà ở
Ứng dụng Bát Quái trong chế tạo gương chấn giải
Chúng ta thường nghe nói đến khái niệm “Gương Bát Quái”. Đây là loại gương dùng để chấn giải các điềm hung, hóa giải hướng xấu, hoặc thu hút sinh khí tốt lành. Bao gồm hai loại:
Gương Tiên Thiên Bát Quái
Gương Hậu Thiên Bát Quái
Trong các khoa đoán mệnh như Bát Tự Hà Lạc, Mai Hoa Dịch Số
Đây là các khoa đoán giải số mệnh dựa trên 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép lại được tạo thành từ hai quẻ đơn. Mỗi quẻ đơn lại thuộc một trong tám quẻ nói trên.
Kiến thức của Bát quái luôn tồn tại xung quanh chúng ta và ứng dụng trong mọi vấn đề của cuộc sống. Vận dụng kiến thức phong thủy một cách hợp lý sẽ mang may mắn cho bản thân mỗi người.