Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một dạng sống khác "trỗi dậy" từ tiểu hành tinh giết khủng long?

Bài công bố trên tạp chí khoa học Geology cho hay các nhà khoa học đã tìm thấy các hóa thạch đáng ngạc nhiên ở miệng hố va chạm Chicxublub, nơi tiểu hành tinh giết khủng long đã lao xuống trái đất 65 triệu năm về trước, khu vực được cho là hoàn toàn không có sự sống trước va chạm.
Trong các mẫu vật cổ xưa này là họ hàng đông đảo của vi khuẩn. Trong khi những chú khủng long to lớn và 75% sinh vật trái đất chết đi, một cách bí ẩn, tác động không gian này lại khiến dạng sống nhỏ bé, âm thầm nhưng cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái Trái đất, bùng nổ mạnh mẽ.
Ảnh đồ họa mô tả cách sóng thần biến miệng hố va chạm thành chiếc tổ mới cho họ nhà vi khuẩn
Ảnh đồ họa mô tả cách sóng thần biến miệng hố va chạm thành chiếc tổ mới cho họ nhà vi khuẩn, để rồi khiến chúng trối dậy mạnh mẽ hơn xưa, tràn lan khắp trái đất – (ảnh: Victor Leshyk).
Ngoài vi khuẩn, nhiều loại thực vật phù du và nấm cũng đến cư trú ngay tại “tử địa” này, mà theo nhóm nghiên cứu, rất có thể được sóng thần cuốn vào rồi gieo mầm. Từ chiếc tổ kỳ quái này, họ nhà vi khuẩn hồi sinh mạnh mẽ hơn xưa để rồi tràn lan khắp Trái đất.
Tác giả chính, giáo sư Kliti Grice của Trường Khoa học Trái đất và hành tinh, Đại học Curtin (Úc) cho biết mặc dù môi trường sau thảm họa được cho là cực kỳ khắc nghiệt với mọi dạng sống, thực vật phù du vẫn phát triển với tốc độ nhanh. Sự phát triển của thực vật phù du, kèm với sự chuyển đổi lớn trong nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sự sống trái đất, nguồn oxy… tạo nên sự phục hồi mạnh mẽ của đời sống vi sinh vật.
Vì lẽ đó, thay thế cho sự chết đi của những “quái vật” mang tên khủng long từng thống từ cuối kỷ Tam Điệp, qua kỷ Jura, đến tận kỷ Phấn Trắng, thời đại của những “quái vật” nhỏ bé bắt đầu: đó là khác vi khuẩn lam, các dạng vi khuẩn lưu huỳnh quang hợp kỵ khí và vô số dạng vi sinh vật khác. Cho dù nhỏ bé, vi sinh vật là một phần không thể thiếu góp phần định hình bộ mặt trái đất ngày nay.
Điều gì xảy ra trong ngày tiểu hành tinh tử thần giết chết khủng long, đó là một bí ẩn lớn mà thời gian qua giới khoa học mỗi ngày đã tìm ra thêm một chút. Một nghiên cứu khác công bố năm 2009 cho thấy một cơn sóng thần cao hơn 1.500m đã được tiểu hành tinh tạo ra và tàn phát tTrái đất. Và có lẽ đó cũng là cơn sóng thần “gieo mầm” vi sinh vật mà nghiên cứu này tìm ra. Một nghiên cứu khác cũng trong năm 2019 ước lượng rằng tiểu hành tinh đã giáng xuống trái đất sức mạnh tương đương 10 tỉ quả bom nguyên tử.

Trường học Phần Lan – Tấm gương cho giáo dục thế giới

Lưu bản nháp tự động
Mọi nơi trong thành phố đều được xem là lớp học. Ở trường, học sinh có thể học bằng cách chơi game khi đang ngồi trên ghế lười hạt xốp....

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

Nghề rèn An Tiêm

Nghề rèn truyền thống ở thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy được hình thành từ ngày Trần Hưng Đạo lập xưởng rèn quân khí cho quân đội...

Nhớ Sài Gòn, chốn cũ đường xưa (Kỳ 4)

Phang Đình Phùng… cụng vô đường Lý Thái Tổ… ngay tại ngã ba… Ở ngã ba nầy, có Phòng Trà Lệ Liễu và chủ Phòng Trà là chị Ba Liễu!...

9 cách nhìn người lưu truyền ngàn năm

Người xưa dạy, khi kết giao bạn bè hay hợp tác làm ăn với người khác đều phải hiểu rõ về họ, xem họ là người như thế nào. Dưới...

“Chìu” có thể hay cho “Chiều”; “Nhao” có thể thay cho “Nhau” khi đọc tiếng Việt

Trong kho tàng từ ngữ Việt Nam, từ nào cũng có nghĩa riêng, đến các dấu hỏi và ngã cũng không thể lầm lẫn được. Vậy tại sao các nhà...

Vì sao có tục mũ gai đai chuối và chống gậy?

Tục đội mũ rơm quấn thật to quanh đầu, thắt lưng bằng dây gai, dây chuối ngày nay đã lỗi thời, nhiều nơi đã bãi bỏ, còn tục chống gậy...

Đình làng xưa – Biểu tượng của làng quê

Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm...

Langbian – Một châu báu ở Đông Dương

Trong một cuốn sách viết về du lịch xuất bản năm 1920 của hai tác giả Pháp Bouvard và Millet, cao nguyên Langbian được đánh giá là “châu báu” ở...

Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ 19 qua ống kính Emile Gsell

Dinh toàn quyền khi vừa xây xong, chân dung các nghệ sĩ tuồng, trò chơi của trẻ em bốc vác… là những hình ảnh qúy giá về Sài Gòn những...

Cải Lương Thập Niên 50, Thập Niên 60 – Những bước đi bảy dặm

Sân khấu Cải Lương ở miền Nam VN vào thập niên 50 và thập niên 60 đã thực hiện “những bước đi bảy dặm”. Vài năm sau đó, từ 1970...

Nguồn gốc Dầu cháo quẩy (giò cháo quẩy)

Quẩy hay còn được gọi là bánh quẩy, giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy, là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á. Chúng được làm từ bột...

Exit mobile version