Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tìm hiểu về tiền thân của chiếc bồn cầu hiện đại ngày nay

Nói đến những công trình phụ của một toà nhà, chúng ta không thể không nhắc tới chiếc bồn cầu. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết rằng bồn cầu hiện đại ngày nay là một phát minh khởi nguồn từ thời nữ hoàng Elizabeth của nước Anh.

Mô hình nhà vệ sinh nối với chuồng lợn, Trung Quốc, triều đại Đông Hán 25 – 220 sau công nguyên. Wikipedia

Tuy nhiên, để được chấp nhận và trở nên thông dụng như hiện nay, chiếc bồn cầu đã phải trải qua quãng thời gian dài nghiên cứu, phát triển, chịu những lời chê bai, châm chọc.

Sir John Harington

Bồn cầu xả nước hiện đại đầu tiên được thiết kế vào năm 1596 bởi Sir John Harington- một cận thần và là con trai đỡ đầu của nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất.


Sơ đồ bồn cầu xả nước.

Sáng chế của Harington gồm một bệ hình bầu dục không thấm nước sâu 2 feet với chân bệ, nước dội được dẫn từ bề một bể chứa trên gác mái. Ông cũng mô tả thiết bị của mìn – trong một cuốn sách mang tên “A New Discourse on a Stale Subject, called the Metamorphosis of Ajax” – là “jake” một thuật ngữ hay tiếng lóng để chỉ bồn cầu.

Tuy nhiên, nhà phát minh đầy sáng tạo đã phải kết thúc sự nghiệp của mình với sáng chế đầu tiên này bởi ông không thể chịu nổi sự nhạo báng đeo đẳng khi các đồng nghiệp cho rằng đây là một thiết bị vớ vẩn và vô lí.

Phát minh được cấp bằng sáng chế của Alexander Cumming năm 1775

Gần 200 năm sau, một nhà phát minh người Anh Alexander Cumming đã được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho chiếc bồn cầu xả nước vào năm 1775. Cải tiến lớn nhất của ông là việc áp dụng một ống hình chữ S bên dưới bệ ngồi. Bên trong ống có chứa nước để ngăn không cho mùi khó chịu từ cống thâm nhập qua toa lét.

Nhà vệ sinh công cộng của đế chế La Mã, Ostia Antica. Wikipedia

Vào những năm cuối của thế kỷ 19, ông chủ của một công ty hệ thống nước tên là Thomas Crapper đã thành công trong việc cho sản xuất rộng rãi một trong những chiếc bồn cầu xả nước trên thị trường.

Rõ ràng, Crapper không phải là người phát minh ra chiếc bồn cầu hiện đại nhưng ông đã phát triển được một chi tiết rất quan trọng trong bộ phận xả nước đó là phao bóng – một cơ chế giúp điều chỉnh lượng nước trong bình xả.

Cái tên Crapper cũng được lấy làm tên thiết bị mà ông kinh doanh (mặc dù trong tiếng Anh từ “crap” ra đời trước khi ông chào đời hàng thế kỷ) và trở nên phổ biến tại Mỹ trong và sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.

Lính bộ binh Mỹ trong thế chiến thứ Nhất không quen với phát minh tương đối mới lạ đã gọi chiếc bồn cầu này là “crappers” – do Crapper là thương hiệu nổi tiếng ở Anh và Pháp – rồi sau đó mang chúng về nước sau khi chiến tranh kết thúc.

Ba cầu tiêu đi vệ sinh riêng tại Anh đầu thế kỷ 18. Wikipedia

Có thể nói, chiếc bồn cầu là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại. Nó có thể không hào nhoáng như những chiếc túi hàng hiệu xa xỉ hay thông minh như những chiếc điện thoại cảm ứng, nhưng nó là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Bạn có thể sống mà không cần đến điện thoại, nhưng không thể ăn mà không bài tiết. Từ một thiết bị được coi là “vớ vẩn” ngày nay đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà.

Dạ Lữ Viện Sài Gòn – Chợ Lớn

Tôi quen vài người bạn lớn tuổi, thỉnh thoảng đem những địa danh trên đất Sài Gòn ra nói chuyện chơi cho vui. Nào là Ngã Ba Chú Ía, Ngã...

Tìm hiểu chi tiết về chiếc ấn vàng quyền lực “Hoàng đế chi bảo”

Kim bảo (ấn vàng) “Hoàng đế chi bảo” là một trong 20 Bảo Tỷ quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Bảo Tỷ là chỉ “Con Dấu” của nhà vua...

Chuyện thoát Trung của dân tộc thời nhà Minh đô hộ

Về phương diện lịch sử, thoát Trung còn có nghĩa là thoát khỏi ách xâm lược của Trung Quốc. Tạm không đề cập đến “Một ngàn năm nô lệ giặc...

Chân dung các mỹ nhân Sài Gòn trên bìa tạp chí Việt Nam trước 1975

Cùng nhìn lại ảnh của các “hotgirl” Sài Gòn để thấy nét đẹp dung dị, dịu dàng những năm tháng cũ ấy. Tạp chí “Vietnam” là ấn phẩm quốc tế...

Một quân công của Nguyễn Công Trứ

Sự tảo thanh giặc Tàu ( vào năm Mậu Tuất (1838) và năm Kỷ Hợi (1839) Vào năm Mậu Tuất (1838) tức là năm thứ mười chín triều vua Minh...

Nguồn gốc nghệ thuật ca trù và hát Cô đầu – hát cô đầu trong văn chương và âm nhạc

1. Quá trình hình thành và phát triển của ca trù Ca trù thực chất là một từ chữ Nôm là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng...

Rúng động và rung động là một?

Có sự khác biệt về nghĩa giữa "rúng động" và "rung động". Theo Phạm Văn Tình trong Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1958). Các từ "rung",...

Cuộc đời không màng danh vọng của Alexandre Yersin

Vào năm 1892, khi rời tàu của Hãng Vận tải đường biển, Alexandre Emile John Yersin gia nhập Sở Y tế thuộc địa theo lời khuyên của Calmette - người...

Tục đưa, rước ông bà ngày tết ở Miền Nam

Đối với người Việt Nam, chữ hiếu được xem là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu, là thước đo phẩm chất của con người. Và một trong...

Vua Gia Long đã khai thác biển Đông như thế nào?

Gia Long là vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn – ngay khi lên ngôi, đã thể hiện một tầm nhìn xa đối với chủ quyền biển đảo –...

Sài Gòn 1967 sinh động và đầy sắc màu

Dưới góc nhìn của Bill Mullin – một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu. Đại...

Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho chân chính Miền Nam

Hôm nay chúng ta kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu, theo quan niệm chung của chúng ta là kỷ niệm một nhà văn. Nhưng theo sự thực lịch sử, trên căn...

Exit mobile version