Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hoài Niệm Một Sài Gòn Xưa – Hòn Ngọc Viễn Đông Của Châu Á

Nếu một thời Hà Nội được mệnh danh là Paris của châu Á thì Sài Gòn nổi tiếng là hòn ngọc của xứ Đông Dương. Hình ảnh Sài Gòn với những phố thị tấp nập, những công trình kiến trúc đậm phong cách phương Tây hay hình ảnh những bóng hồng thướt tha mà cá tính có lẽ sẽ mãi là những mảng ký ức thật đẹp trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam.

Theo dòng chảy bất tận của thời gian, mọi thứ đều dần dần thay đổi. Nhưng có lẽ trong tâm trí của những con người đã trải qua nhiều thế hệ ở mảnh đất Sài Gòn, có lẽ họ sẽ nhớ mãi một Hòn Ngọc Viễn Đông diễm lệ từ xa xưa. Sài Gòn xưa cũ mãi ẩn hiện trong tiềm thức, theo từng nhịp đập trái tim của mọi người.

Sài Gòn của thế kỷ trước là một Sài Gòn sôi động, đa sắc màu với nhịp sống sôi nổi, với những con người hiền hòa, phóng khoáng. Nhắc tới nếp sống của người Sài Gòn xưa không thể không nhắc tới con đường Catinat, đây được coi là bộ mặt sinh hoạt của cả Sài Gòn.

Khung cảnh náo nhiệt ấy được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca xuất bản tại Sài Gòn năm 1906. Ở đó, những thợ may, thợ đánh giày người Hoa hoạt động khá đông hai bên đường.

Sự nhộp nhịp của con đường Catinat thời ấy – Ảnh: Sưu tầm

Góp phần vào sự đông đúc ấy, du khách có thể tìm thấy thức ăn khô, mũ nón hay yên cương ngay tại các cửa hàng tạp hóa. Trung tâm Sài Gòn trên đường Catinat và các đường chung quanh từ năm 1904 đã bắt đầu xuất hiện các cửa hàng thương mại của người Việt như cửa hàng nhiếp ảnh của Jean-Pierre Trọng, nhà in của Nguyễn Văn Toán, nhà in Lê Phát Tân, cửa hàng bán xe đạp, làm bánh mì của nhà nhiếp ảnh Lê Văn Ba.

Tiệm kim hoàn CHAMBON sang trọng trên đường Catinat – Ảnh: Sưu tầm

Cho tới bây giờ, mỗi lần ngang qua con đường Catinat xưa, nay là đường Đồng Khởi, những người Sài Gòn sống từ thời xưa vẫn thấy thấp thoáng đâu đây dĩ vãng một thời.

Những khách sạn, nhà hàng xuất hiện từ rất sớm, những cửa hiệu buôn bán, những thương xá sầm uất mọc lên mang đến một cuộc sống đầy náo nhiệt cho mảnh đất này. Không dừng lại ở đó, thú vui của người Sài Gòn thuở ấy cũng rất đa dạng. Người ta thỏa mái rủ nhau đi rạp hát, rạp chiếu phim, uống cà phê, quán bar, vũ trường.

Sẵn sàng làm quen với người dường như chưa từng gặp mặt, chưa rành lý lịch, trả tiền tách cà phê cho người bạn, hoặc bạn của người bạn chưa từng quen biết, không tính toán vụn vặt, người Sài Gòn thích ăn uống lai rai để tìm cơ hội gặp bạn bè hoặc thư giãn

ÔI, còn nhiều điều về kỷ niệm xưa

BeBoVn

Người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ai?

Theo các tư liệu mới xác định, người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ông Trần Trọng Khiêm, với đầy ắp những thăng trầm nơi đất khách và ý...

Mối lái là gì?

Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ...

Vua Duy Tân – Nước bẩn thì lấy máu mà rửa

Hoàng thái tử Vĩnh San là con thứ tám của Vua Thành Thái, lên ngôi năm 7 tuổi, lấy niên hiệu Duy Tân – có ý nghĩa là “Bạn của...

Phụ nữ Việt Nam thời xa xưa và ngày nay có gì khác biệt?

Giữa phụ nữ Việt Nam thời xưa và thời nay có nhiều khác biệt, từ chuyện chăm sóc vẻ bề ngoài, chăm sóc sức khỏe đến cách ứng xử, quan...

Lịch sử tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho

…Mười giờ tàu lại Bến Thành xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao… Đó là câu vè được người dân Nam bộ truyền miệng lại đã phác thảo cảnh...

Vẽ gì khó

.....Chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh...

Bắp – Hương vị miền Nam – Làm sao quên được?

Cục kẹo, khúc mía, trái ổi, củ khoai, trái bắp... thuở nhỏ được bà, được mẹ cho, nay nhắc lại sao ai trong chúng ta cũng thấy bồi hồi, và...

Châu về Hợp Phố nghĩa là gì?

"Châu về Hợp Phố" hay "Châu về Hiệp Phố". Ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lại. Thường được dùng hàm ý chỉ “những cái quý giá không mất...

Bao la và yên ắng của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 – Phần 2

Xe khách chạy bằng củi, làm pháo từ sách cũ, sửa xe đạp trên đường tàu… là những hình lạ về Đà Nẵng năm 1991 – 1992 của nhiếp ảnh...

Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội?

Kiểm soát cảm xúc trên mạng xã hội là câu chuyện chưa bao giờ lỗi thời. Làm thế nào để cư xử đúng mực trên môi trường trực tuyến? Mời...

Họa tiết “Ðôi Mắt Tĩnh Lặng” trên tháp Champa Bình Định

Tháp Champa! Kalan Champa! Huyền bí và kiêu hãnh! Trang trọng và im lặng nhân gian đoán tới đoán lui vẫn chưa biết hết về Champa! Bức tường gạch đỏ...

Ca khúc “Em tôi” và cuộc tình dang dở của nhạc sỹ Lê Trạch Lựu

Nhạc sỹ Lê Trạch Lựu sinh ngày 6-9-1936 tại Hà Nội. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã sáng tác hơn 10 ca khúc nhưng nổi tiếng nhất...

Exit mobile version