Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tết Hàn thực trong tôi

Mùng Ba âm – Tết Hàn thực – hạnh phúc giản dị là lẽo đẽo theo bước mẹ đi chợ rồi tíu tít bên các em nhỏ, quây quần bên một chiếc mâm lớn, cùng nhau ngồi nặn bánh trôi, bánh chay.

Tháng Tư về, mọi thứ đều mang một sắc trắng tinh khôi. Trên ban thờ, bên cạnh lọ hoa loa kèn thơm dịu, mẹ kính cẩn mời ông bà tổ tiên mâm cúng bánh trôi bánh chay đầy đặn tròn trịa. Ngày nào cũng quen với những tờ lịch dương quen thuộc, hôm nay, cô gái nhẹ nhàng chắp tay, lòng thành kính cúi đầu: “Nhân ngày mồng ba tháng ba Âm lịch, con xin ông bà phù hộ độ trì…”

Mùng ba âm, hạnh phúc giản dị là lẽo đẽo theo bước mẹ đi chợ, chọn bột trắng, chọn những viên đường mật nâu thơm ngon, chọn đỗ xanh vàng ươm, chút vừng và chút dừa thơm béo ngậy. Rồi sẽ về nhà, tíu tít bên các em nhỏ, quây quần bên một chiếc mâm lớn, cùng nhau ngồi nặn bánh trôi bánh chay.

Tết Hàn thực
(Ảnh: laodongthudo.vn)

Này nhé, bát bánh chay có nước thơm là nhân đỗ vàng, nặn kheo khéo thành hình bầu dục dẹt. Còn kia, đĩa bánh trôi phủ vừng phía trong có nhân mật ngọt, năn sao cho thật tròn xoe mới là đúng dáng. Mẹ tỉ mẩn dạy các em như vậy, cô con gái lớn cười hiền, thấy lòng vui reo như là trẻ nhỏ.

Mùng Ba âm là Tết Hàn thực, thi thoảng những đứa trẻ chưa lớn khôn lại được người lớn kể cho nghe về điển tích Tết Hàn thực bên xứ Trung Hoa, về Giới Tử Thôi một lòng trung quân ái quốc. Những cô bé lớn hơn thì đã biết lẩm nhẩm bài thơ nổi tiếng của thi sỹ họ Hồ:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Là thơ về vật, hay thơ về những người phụ nữ muôn thuở tảo tần son sắt, một lòng yêu chồng thương con? Hay là dáng bà, dáng mẹ vẫn quá đỗi thân thuộc mỗi ngày, mà có đôi khi, lòng con trẻ vô tư đến vô tâm đã vội lãng quên. Một chút đắng lòng thoáng qua, rồi lại dịu nhẹ ngay, vì mẹ đã đến bên từ lúc nào, mỉm cười hiền hậu, gọi con gái ngoan vào “liên hoan” hạ lễ với các em.

(Ảnh: dantri.com.vn)

Mùng ba âm, người ta gọi là Tết Hàn thực, nghĩa là đồ ăn lạnh, mà sao lòng ta thấy ấm áp quá. Giữa những xô bồ tưởng chừng phũ phàng cuốn phăng mọi thứ, khiến mọi giá trị có thể đảo điên lẫn lộn, thì ra có những niềm tin vẫn được ủ ấp. Là một lòng thành kính ông bà tổ tiên, là những nét truyền thống vẫn được nâng niu qua năm tháng. Dưới mỗi mái nhà Việt, vẫn là hương trầm thoảng bay an bình đến lạ.

Tháng Tư về, mang đến những khoảng bình yên rất nhỏ như thế…

Cái đòn gánh

Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa – Phạm Duy và...

Ảnh quý giá về một số địa phương miền Bắc năm 1900

Phố Hàng Đào ở Hà Nội, thành Bắc Ninh, núi Kỳ Lừa ở Lạng Sơn… là loạt ảnh tư liệu quý giá mà nhiều người chưa từng được xem về...

So sánh khả năng hàng hải giữa hai nước Trung – Việt thời Thanh – Nguyễn

Mục đích bài viết này không chỉ đơn thuần so sánh hơn thua về hải quân hai nước, đây là một công trình khoa học nhắm vạch ra điều sai...

Người Trung Quốc xưa đặt thứ gì vào trong miệng người chết?

Theo tập tục có từ xa xưa, người Trung Quốc thường đặt gạo hoặc ngọc vào trong miệng của người chết trước khi đem đi mai táng. Vì sao vậy?...

Nghề phát thư thời Pháp thuộc

Dưới chế độ quân chủ, vấn đề đưa tin là chỉ có trong lãnh vực triều đình. Người dân thì chỉ có thể chờ cơ hội để nhờ người này...

Thành ngữ “Ngựa Quen Đường Cũ”

Ngày nay người ta thường sử dụng câu: "ngựa quen đường cũ" để chỉ những người chứng nào tật nấy. Dù có hứa cải thiện cỡ nào cũng vẫn sa...

Khác biệt trong việc cài khuy áo

Chiếc áo sơ mi là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, đố bạn tìm ra điểm khác biệt...

Vài hình ảnh về chợ Sài Gòn ngày trước

Cùng nhìn lại vài hình ảnh chợ Sài Gòn ngày trước Một khu bán gà ở chợ An Đông năm 1956, những con gà được nhốt vào lồng và đem...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 4/5 – Chùa Ao và chùa Kiểng Phước

Bản đồ Sài Gòn và khu vực đồn Chí Hòa trong cuộc tấn công ngày 24 và 25.2.1861 cho thấy, trong bốn ngôi chùa thì Kiểng Phước nằm xa đường...

Công của Lê Văn Duyệt trong việc đào kinh Vĩnh Tế

Thượng Công Lê Văn Duyệt là nhà quân sự, nhà chính trị song toàn; chí công và nghiêm minh. Ông trị nước bằng cách thương dân, nghiêm khắc bọn quan...

“Thằng đó chơi được hôn?”

Hồi mới về Sài Gòn sống, tôi ít có cảm nhận mình là dân ngụ cư, đơn giản vì khu phố tôi ở có mấy người là dân Sài Gòn...

Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60 Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo...

Exit mobile version